Tại nhà máy mới nhất của BYD - một trong những thương hiệu tiên phong trong việc phát triển các dòng xe điện tại Trung Quốc - đặt ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, các công nhân đang miệt mài phát triển các mẫu xe buýt điện tiên tiến. Tuy nhiên, nhà máy chính của hãng không ở Trung Quốc mà là tại Hungary.
Ông Chen Yongping, Giám đốc Điều hành BYD Hungary cho biết: "Hungary có môi trường đầu tư rất tốt và có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ xe buýt điện, nhằm cải tiến ngành công nghiệp xe buýt. Còn tại địa phương, chúng tôi có những công nhân lành nghề, được đào tạo và có tay nghề cao".
Nhà máy BYD đặt tại Hungary đã khai trương hồi đầu năm 2017. Các xe buýt được sản xuất tại đây đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu (EU). Với 5 giờ sạc điện, chiếc xe buýt có thể chạy được khoảng 300 km. Một nhà máy khác của BYD sẽ được đặt tại Pháp.
Ông Jozsef Laskoi, Giám đốc sản xuất BYD Hungary cho biết thêm: "Các loại pin sạc phosphate được sản xuất ngay tại trung tâm BYD ở Trung Quốc và có thể khẳng định rằng chúng tôi đang sở hữu một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh tại BYD, từ pin cho đến chiếc xe hoàn chỉnh.”
Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới và xe điện rõ ràng là phương tiện của tương lai. Theo quy định của chính phủ nước này, từ năm 2019, cứ 10 chiếc xe các hãng bán ra tại Trung Quốc phải có 1 chiếc xe chạy điện.
Hiện nay, các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường xe điện trong nước, với tất cả 5 thương hiệu xe điện hàng đầu đều do người Trung Quốc nắm giữ. Các hãng sản xuất nước ngoài như Volkswagen và Nissan cũng đang bắt đầu gia nhập cuộc đua.
Ông Jochem Heizmann, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Volkswagen Trung Quốc, khẳng định: "Bên cạnh hai liên doanh, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 10 tỷ euro để phát triển các loại xe năng lượng mới, phát triển công nghiệp hóa theo kế hoạch, phát triển con người…"
Ông Carlos Ghosn, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Renault Nissan, cùng chung quan điểm: “Điều chúng tôi mong muốn là mang tất cả kiến thức, sự hiểu biết của mình tới thị trường Trung Quốc; làm việc với các kỹ sư Trung Quốc, các nhà cung cấp Trung Quốc… để đưa ra thị trường những mẫu xe điện có giá phải chăng vào năm 2019.”
Một trong những rào cản để tăng doanh số trong lĩnh vực xe điện chính là chi phí, hiểu một cách đơn giản là xe chạy điện vẫn đang đắt hơn xe động cơ đốt trong truyền thống. Một điều quan ngại khác chính là nguy cơ thiếu vật liệu chế tạo xe chạy điện.
Ông Lo Sze Ping, CEO WWF Trung Quốc nhấn mạnh: “Các nhà sản xuất phải có trách nhiệm đảm bảo rằng không chỉ nhiên liệu mà cả những vật liệu chế tạo xe chạy điện sẽ không gây tác động xấu tới môi trường.”
Gia Bảo
Theo CGTN
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn