Khí thải ôtô độc hại như thế nào?

Thứ năm - 24/08/2017 08:36

Khí thải ôtô độc hại như thế nào?

Nitơ-oxit, carbon monoxide, sulfur dioxide, benzen... có trong khí xả đều tác động xấu tới cơ thể nếu con người hít phải với số lượng lớn.

Khí thải xe hơi gồm một số hóa chất độc hại, trong đó có nitơ-oxit (khí NOx), carbon monoxide, sulfur dioxide, benzen, formaldehyde và muội than, tất cả đều có thể gây hại tới sức khỏe con người.

Khí thải xe hơi tác động xấu tới sức khỏe con người và gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. 

Phần lớn ôtô ngày nay cần xăng/dầu để cung cấp sức mạnh cho động cơ, từ đó xảy ra một số phản ứng cơ học và hóa học đồng thời giúp xe hoạt động. Tất cả những điều này xảy ra phía dưới nắp ca-pô (chủ yếu là việc đốt cháy nhiên liệu), phát thải khí và các hạt - thứ thường được nhắc tới một cách phổ biến là khí xả.

Khí xả chủ yếu là phụ phẩm từ quá trình đốt cháy một số loại nhiên liệu, như dầu, xăng, khí tự nhiên, dầu mazut... Khí xả ôtô thoát ra từ xe và hòa vào môi trường.

Khí xả mang tiếng xấu bởi gây hại cho cả con người lẫn môi trường, nguyên nhân từ sự góp mặt của một số chất vốn nổi tiếng về độ độc hại. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng không phải mọi thành phần của khí xả đều có hại, bởi nó còn gồm cả những thứ không độc, như khí nitơ, hơi nước và carbon dioxide (dù đó là loại khí nhà kính và yếu tố chính góp phần làm nóng bề mặt địa cầu).

Dưới đây là một số chất độc hại có trong khí thải xe hơi và sự tác động tới con người cũng như môi trường:

Carbon monoxide (CO):

 khí không màu, không mùi, không vị. Con người hít phải quá nhiều khí này sẽ bị giảm khả năng hấp thụ oxy, tổn hại mô nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong. Carbon monoxide là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ ngộ độc khí với các triệu chứng như cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê.

Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, mức độ ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng, phần lớn do số phương tiện giao thông quá nhiều, đồng nghĩa lượng khí thải ra môi trường vượt mức cho phép.

Benzen:

Là một chất hữu cơ bay hơi, có mặt tự nhiên trong dầu thô, nên cũng có trong xăng dầu và các khí thải phương tiện xe cộ. Benzen nguy hiểm vì khả năng phá hủy máu. Nó khiến tủy xương không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu, trong khi lại làm tổn thương hệ miễn dịch bằng cách không tạo ra đủ tế bào bạch cầu.

Năm 2013, Cơ quan Y tế Canada từng cảnh báo về sự nguy hiểm của benzen từ khí thải xe hơi, nếu để xe sát hoặc ngay trong nhà. Nó làm tăng nguy cơ ung thư máu và các loại ung thư khác.

Hầu hết các tài xế biết rằng không nên cho xe nổ máy khi vào garage. Tuy nhiên, họ không biết rằng ngay cả khi đã tắt máy, động cơ vẫn tiếp tục giải phóng hơi benzen vào không khí, và lắng đọng trong nhà xe. Ngoài ra, sơn và các dung môi thường được gia chủ để vào garage cũng giải phóng benzen khi chúng bốc hơi từ từ.

Sulfur dioxide (SO2):

Loại khí không màu có mùi khó chịu, thâm nhập qua đường hô hấp gồm mũi, họng, gâyho và khó thở. Trong thời gian dài, loại khí này có thể dẫn tới chứng hen và những trạng thái sức khỏe tương tự khác.

Muội than:

Muội than, hay bồ hóng, là thứ khiến khí xả bay ra từ ôtô có màu đen. Tác hại của muội than rất nhiều, trong đó gồm bệnh cúm, hen suyễn và thậm chí là ung thư. 

Muội than cũng tác động xấu tới môi trường khi thực tế, muội than chiếm hơn 25% ô nhiễm độc hại trong không khí.

Với những chất độc hại kể trên, khí xả, dù bay ra từ một chiếc ôtô cỡ nhỏ hay một nhà máy sản xuất khổng lồ, đều gây thiệt hại nghiêm trọng tới con người cũng như môi trường. Đó cũng là lý do thế giới đang dần hạn chế khí thải hết mức có thể. 

Mỹ Anh

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây