Việc xử phạt có thể áp đặt lên các nhà sản xuất ôtô nếu cơ quan quản lý quyết định rằng các vụ triệu hồi xe không thực hiện một cách nghiêm túc. Năm 2016, một công dân Hàn Quốc gửi những quan ngại của mình cho Cục quản lý an toàn đường bộ Mỹ, cho rằng các vụ việc triệu hồi trên đất Mỹ không thực hiện nghiêm túc.
Mẫu xe 7 chỗ Hyundai Santa Fe của hãng xe Hàn Quốc.
Người phát ngôn của Hyundai tại Seoul khẳng định thực hiện triệu hồi theo đúng quy định và thủ tục của Mỹ và sẽ "hợp tác thành khẩn" trong vụ điều tra này.
Năm 2015, Hyundai triệu hồi 470.000 chiếc sedan Sonata tại thị trường Mỹ, do lỗi động cơ làm xe chết máy, tăng rủi ro xảy ra va chạm. Trong khi Kia không thu hồi xe nào cả dù đều sử dụng động cơ "Theta II".
Theo một báo cáo nội bộ, ông Kim Gwang-ho, một kỹ sư của Hyundai gửi tới Washington hồi tháng 8/2016 cảnh báo cần triệu hồi nhiều xe hơn nữa do sự cố lỗi động cơ này.
Vào ngày 31/3, Hyundai triệu hồi 572.000 chiếc Sonata và Santa Fe Sport, hai dòng xe cùng sử dụng động cơ "Theta II" cùng có lỗi về động cơ. Con số triệu hồi này lớn hơn hãng dự tính. Cùng ngày, Kia cũng triệu hồi 618.160 xe Optima, Sorento và Sportage - những loại xe mà cùng sử dụng một loại động cơ.
Việc triệu hồi xe cũng diễn ra tại Canada và Hàn Quốc và đã gây tổn thất khoảng 322,4 triệu USD.
Châu AnhNguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn