Tại Điều 45 Luật giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ công trình đường bộ bao gồm:
Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ, vạch kẻ đường, cột cây số, công trình báo hiệu khác.
Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.
Mặt khác tại Khoản 1 và 2 Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Tổ chức giao thông và Điều khiển giao thông cũng như trách nhiệm tổ chức giao thông như sau:
Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ.
Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài, thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, cửa hàng, hộ dân không có quyền tự ý gắn hoặc đặt biển báo cấm dừng đỗ xe. Việc đặt biển cấm đỗ xe trên các tuyến đường phải tuân thủ theo quy định của công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt của Cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
Mà ở đây đối với đường bộ thuộc hệ thống quốc lộ thì việc đặt biển báo cấm thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Đối với đường bộ thuộc phạm vi địa phương quản lý là thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp Tỉnh của địa phương đó.
Tư vấn Luật sư Đặng Thành ChungNguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn