Cặp đôi chết ngạt trong ôtô đóng kín

Thứ sáu - 24/03/2017 01:04

Cặp đôi chết ngạt trong ôtô đóng kín

Cả hai mới ở độ tuổi đôi mươi được xác định tử vong do hít phải khí CO rò rỉ từ hệ thống xả nối với động cơ trên chiếc Ford Fiesta độ hồi cuối 2016 tại Anh.

Kết quả điều tra mới được công bố cho thấy Tom Putt, 20 tuổi, và cô bạn gái Nikki Willis, 23 tuổi, tử vong do hít phải khí carbon monoxide khi ngồi trong chiếc Fiesta ST vào một ngày đầu tháng 12/2016, theo The Sun.

Nguyên nhân gây rò rỉ khí CO vào cabin là lỗ hổng giữa hệ thống xả và động cơ. Ảnh: SWNS.

Putt, vốn là một thợ cơ khí học việc, tự thực hiện một số nâng cấp cho chiếc xe nhằm tăng hiệu suất. Cậu thậm chí đã tháo bộ trung hòa khí thải (catalytic convertor) khỏi hệ thống xả và tự tạo khe gió trên nắp ca-pô.

Tuy nhiên, có một khe hở giữa đường ống xả và động cơ, khiến khí thải lọt vào cabin qua đường lấy gió. Những kiểm tra kỹ thuật sau đó cho thấy lượng carbon monoxide (CO) trong cabin cao gấp 1.000 lần so với giới hạn an toàn.

Những người hàng xóm của Willis ở Chelmsford (Exxex, Anh) cho biết họ nghe thấy tiếng động cơ chiếc Ford vào khoảng 4h30 ngày 5/12. Chuông báo động réo vang vào lúc 10h30. Khi được phát hiện, hai nạn nhân đã tử vong.

Trên xe có hai bộ phận chính thải ra khí trong quá trình hoạt động là động cơ và điều hòa. Nếu điều hòa thải ra CFCs (chlorofluorocarbons), với thành phần gồm clo, flo và carbon, loại khí thải này trực tiếp ảnh hưởng đến tầng ozone, làm trái đất nóng lên.

Tuy nhiên khí thải điều hòa ôtô lại không trực tiếp ảnh hưởng ngay đến sức khỏe con người. Trong khi đó, khí thải từ động cơ đốt trong lại nguy hại. Tùy thuộc động cơ xăng hay diesel mà các chất khí thải khác nhau, nhưng nhìn chung, thoát ra khỏi cổ ống xả gồm ni-tơ oxít NOx (NO, NO2), oxi (O2), carbonic (CO2), nước H2O và carbon mono-oxít (CO).

Nhiều người lầm tưởng CO2 là chất nguy hại nhất trong khí thải, vì con người hô hấp hít O2 và thở ra CO2. Nhưng thực tế, CO2 là chất gây ra hiệu ứng nhà kính (greenhouse), còn để gây ra những trường hợp ngạt khí thì CO (carbon monoxide) lại mới là thủ phạm.

Nếu ở trong không gian kín như cabin ôtô, điều hòa lấy gió mang theo CO vào, con người sẽ trực tiếp hít phải CO. Ở Việt Nam và trên thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp tử vong do nằm ngủ trong xe hơi, đóng kín cửa bật điều hòa, nguyên nhân cũng do hít phải CO.

Tom Putt từng đăng ảnh lên mạng khoe chiếc Ford độ với bạn bè. Ảnh: Facebook.

Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt. Đây là dạng ngạt tế bào, ngạt hệ thống, rất khó chữa. Những trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời, để thiếu oxy não lâu dẫn đến hôn mê, tử vong, cứu được cũng sẽ sống đời sống thực vật do não bị tổn thương.

Với những tài xế phải lái xe đường dài, những cơn buồn ngủ có thể buộc họ phải dừng chân giữa đường và chợp mắt trong chốc lát, hay thậm chí vài tiếng đồng hồ để lấy lại sự tỉnh táo. 

Những xe hiện đại, dù ở chế độ lấy gió trong, sau một khoảng thời gian, điều hòa vẫn tự lấy gió ngoài để cân bằng hàm lượng không khí. Nhưng trường hợp này, điều hòa lại hút trực tiếp lượng khí xung quanh xe, vốn bị bao trùm bởi khí xả từ ống pô với hàm lượng CO cao, làm giảm lượng oxi, khiến cơ thể không thể hô hấp, mất nước, dịch dẫn tới tử vong. 

Để đề phòng mối nguy hiểm này, các chuyên gia kỹ thuật khuyên nếu phải chờ đợi lâu hoặc ngủ trong xe đang dừng và phải bật điều hòa, hãy hạ bớt cửa kính để không khí lưu thông. Nhưng thậm chí đã làm như thế này, vẫn nên đặt đồng hồ báo thức giữa quãng khoảng một tiếng để tỉnh dậy, hạ hết kính hoặc bước ra ngoài hít thở không khí trong lành. 

Dưới đây là hướng dẫn cách ngủ an toàn trong xe khi bật điều hòa:

Mỹ Anh

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây