Biển báo Khu đông dân cư (R.420) thuộc nhóm biển hiệu lệnh và Quy chuẩn 41/2016 quy định "Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực".
Điều này có nghĩa, nếu qua ngã tư ở những đoạn đường rất dài mà không thấy cắm biển "Khu đông dân cư" thì mặc nhiên là đã hết khu dân cư. Tuy nhiên, trong công văn 8484 ngày 31/7 của Bộ Giao thông Vận tải gửi các cơ quan liên quan như Cục CSGT, Tổng cục đường bộ... Bộ này cho rằng đây chỉ là quy định chung cho các biển báo hiệu lệnh, còn mỗi biển báo hiệu lệnh lại có quy định riêng, mà trường hợp của biển Khu đông dân cư là một ví dụ điển hình.
Theo đó, hiệu lực của biển Khu đông dân cư được quy định trong Thông tư 91/2015 như sau: "Biển số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421". Biển R.421 là biển "Hết khu đông dân cư".
Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc tài xế gặp biển Khu đông dân cư, đi tiếp qua vài ngã tư mà không thấy cắm biển nhắc lại thì vẫn đang thuộc khu đông dân cư, chỉ khi nào có biển "Hết khu đông dân cư" mới là hết hiệu lực. Bộ GTVT khẳng định, không bắt buộc phải cắm biển nhắc lại khi qua ngã tư.
Nếu qua ngã tư tiếp theo không có biển nhắc lại thì đoạn đường này vẫn thuộc khu đông dân cư. |
Nhiều tài xế cho rằng, cách quy định như vậy gây khó khăn khi lái xe. Thực tế tại Việt Nam đang có nhiều bất cập trong cách cắm biển Khu đông dân cư cũng như nhiều loại biển khác. Ví dụ trên cùng một đoạn đường có rất nhiều nhà dân nhưng bỗng xuất hiện biển "Hết khu dân cư", trong khi có nhiều đoạn đường rất thoáng đãng, hai bên là cánh đồng thì vẫn thuộc "Khu đông dân cư", gây khó khăn trong việc điều tiết tốc độ.
Minh HyNguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn