Không xuất thân từ trường đào tạo điện ảnh chính quy nhưng những gì mà đạo diễn Kim Ki Duk làm được cho nền điện ảnh Hàn Quốc đã khiến không ít người phải nể phục. Và vì không bị ràng buộc vào trường lớp đào tạo nào cũng như trải qua cuộc sống phóng túng mà phim của Kim Ki Duk có chất riêng của ông: kỳ quái, nhẫn tâm nhưng cũng vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.
Phim của Kim Ki Duk không mỹ hoá các nhân vật lên mà ngược lại, ông luôn đặt ra những tình huống bất thường, những số phận bất thường trong cuộc sống: người nhặt xác người tự sát (Crocodie - 1996), cuộc sống của người gái điếm trên chiếc thuyền (The Isle - 2000) hay việc làm nhẫn tâm để chiếm lấy người con gái mình yêu của tên môi giới "dịch vụ sung sướng" (Bad Guy - 2002),...
Có lẽ nhờ vào những kinh nghiệm, cảm xúc mà ông từng trải qua thời hàn vi, khổ cực lúc xưa mà từng nhân vật trong tác phẩm của Kim Ki Duk đều chân thực, chạm được đến xúc cảm của người xem. Dù cho xen lẫn vào trong câu chuyện của mỗi tác phẩm Kim Ki Duk thực hiện đều có không ít cảnh nóng táo bạo nhưng lại được giới chuyên môn đánh giá cao bởi sự cần thiết cùng việc lồng ghép nghệ thuật với nội dung phim.
The Isle (2000)
Bộ phim xoay quanh nhân vật Hee Jin, một cô gái câm xinh đẹp làm nghề bán mồi câu cho những người câu cá trên sông tại một điểm câu bị cô lập với thế giới bên ngoài. Không dừng lại ở việc quản lý khu câu cá cũng như bán mồi câu, Hee Jin còn thỉnh thoảng bán dâm cho ngư dân khu vực này. Cuộc sống của Hee Jin đã thay đổi chóng mặt sau khi cứu Hyun Shik đang chạy trốn cảnh sát cũng như những âm mưu, tội ác mà cả hai gây ra vào những ngày tiếp theo.
Cũng như mọi phim khác của Kim Ki Duk, The Isle không được hoan nghênh tại quê nhà Hàn Quốc bởi nội dung không đủ hoa mỹ với gu xem phim quốc gia này, nhưng lại đón nhận "cơn mưa lời khen" từ đông đảo các nhà phê bình phim nước ngoài. The Isle cũng là phim điện ảnh Hàn Quốc đầu tiên được trình chiếu lại Liên hoan phim Venice.
The Isle gây sốc với những cảnh nóng cùng bạo lực ghê tởm
Bộ phim xoay quanh đề tài gái điếm này đã nhận được sự đồng thuận từ các nhà phê bình: "Một sự kết hợp ám ảnh kỳ diệu của những hình ảnh đẹp nhưng táo bạo". Nhà phê bình phim nổi tiếng người Mỹ Roger Ebert cũng đã đưa ra lời ca ngợi về tác phẩm: "Đây là bộ phim gây ấn tượng nhất và gây bất ngờ nhất mà bạn có thể thấy. Bạn thậm chí còn không muốn đọc phần mô tả trong bài đánh giá này nữa đâu".
The Isle cũng đã khiến không ít khán giả phải bỏ ra khỏi rạp phim trong buổi chiếu đầu tiên vì những phân cảnh đầy táo bạo.
Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring (2003)
Ngay từ tựa đề phim, Kim Ki Duk đã truyền tải thông điệp luân hồi của đạo Phật: xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân nhưng nội dung bên trong lại có phần đi ngược lại với một số tư tưởng Phật giáo. Bộ phim xoay quanh cuộc sống và quá trình trưởng thành của một chú tiểu nương tựa ngôi chùa nhỏ giữa thâm sơn cùng cốc với sự giúp đỡ của vị cao tăng.
Thay cho quan điểm "Nhân chi sơ tính bổn Thiện", Kim Ki Duk đã khai thác câu chuyện của chú tiểu trong Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring theo quan điểm "Nhân chi sơ tính bổn Ác" khi dù cậu được sinh sống, trưởng thành trong môi trường đầy tính thiện nơi cửa Phật nhưng vẫn không thể chống lại bản năng - cái "ác" của mình.
Sau khi trưởng thành, chú tiểu đã sa ngã vào tình yêu, phạm giới luật, rời bỏ ngôi chùa cùng sư phụ mình, giết người,... nhưng đến cuối cùng lại quay trở về thành một nhà sư khi đã ở tuổi trung tuần. Điều này như thể trải qua mọi hỷ, nộ, ái, ố của cuộc đời, người ta mới đủ sức rũ bỏ được mọi ham muốn của cuộc sống trần tục để quay về với con đường tu hành.
Là đạo diễn của Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring, Kim Ki Duk cũng bày tỏ ý đồ của mình khi làm ra bộ phim: "Tôi muốn miêu tả niềm vui, sự tức giận, đau buồn và niềm vui trong cuộc sống của chúng ta thông qua bốn mùa trong cuộc đời của một tu sĩ sống trong một ngôi đền trên Jusan Pond được bao quanh bởi thiên nhiên".
Những cảnh nóng của chú tiểu sau khi trưởng thành trở thành đề tài gây ranh cãi dữ dội của bộ phim
Những cảnh nóng giữa chú tiểu sau khi trưởng thành cùng với người con gái đến chùa trong rừng cũng khiến công chúng - đặc biệt là những người theo đạo Phật cảm thấy không vừa mắt. Và cũng vì nội dung đi ngược lại với quan điểm Phật giáo bấy lâu nay mà bộ phim này của Kim Ki Duk đã gây ra nhiều tranh cãi về tư tưởng giữa 2 luồng ý kiến: đề cao và hạ thấp Phật giáo. Dù tranh cãi có xảy ra, Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring vẫn nhận được đánh giá vô cùng cao từ các nhà phê bình phim nước ngoài.
Trong một cuộc thăm dò được BBC tổ chức vào năm 2016, Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring đã được bình chọn là một trong 100 phim điện ảnh tuyệt vời nhất kể từ năm 2000.
Bad Guy (2001)
Nội dung Bad guy xoay quanh tên khốn làm nghề môi giới "dịch vụ sung sướng" Han Ki cùng cách mà hắn khiến cho một nữ sinh ngây thơ (Sun Hwa) bước vào con đường bán dâm để thoả mãn dục vọng của mình.
Bad guy được xem là tác phẩm thành công nhất của Kim Ki Duk tại Hàn Quốc khi nhận được phản ứng tích cực từ khán giả trong nước lẫn quốc tế nhờ vào những thông điệp mà bộ phim mang lại được lồng ghép khéo léo vào câu chuyện mà các nhân vật trải qua.
Phân cảnh nam chính Han Ki cưỡng hôn Sun Hwa vào lần đầu gặp mặt khi cô đi cùng bạn trai chính là cú shock đầu tiên trong chuỗi các cảnh nóng sau đó
Cũng như các bộ phim trước của mình, ở Bad guy, Kim Ki Duk có phần táo bạo hơn với các cảnh nóng trong phim nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của nam chính Cho Jae Hyun vì ông cho rằng đây là những cảnh cần thiết phải có, đưa nội dung phim lên đỉnh điểm.
Bộ phim đã giành được các giải thưởng danh giá tại Fukuoka Asian Film Festival lần thứ 16, Sitges Film Festival lần thứ 35, Giải thưởng nghệ thuật Baeksang lần thứ 38,... vào năm 2002.
Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan (2018)
Vừa được giới thiệu tại Liên hoan phim Berlin 2018 vào ngày 18.02, Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan (Human, Space, Time and Human) đã khiến không ít khán giả phải bỏ chạy ra ngoài vì 122 phút của bộ phim tràn đầy những cảnh xác thịt và bạo lực "nặng đô".
Sau buổi công chiếu, tác phẩm này đã nhận phản ứng trái chiều từ nhiều nhà phê bình phim. Rodrigo Fonseca - cây bút của kênh truyền hình Brazil - nói vô cùng yêu thích phong cách của Kim Ki Duk và tác phẩm mới không khiến anh thất vọng. Với Rodrigo, đạo diễn họ Kim không chỉ là nhà làm phim đơn thuần mà là một triết gia, trung thành với phong cách kể chuyện độc đáo và luôn chất vấn về sự tồn tại cũng như diệt vong của loài người.
Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan được biết sẽ là tác phẩm với 122 kéo dài các cảnh xác thịt, bạo lực
Ngược lại thì Jessica Kiang (Variety) hay Oliver Johnston (The Upcoming) chỉ trích phim lố bịch, đầy những triết lý bảo thủ, tình tiết thiếu thuyết phục. Họ cho rằng tác phẩm cổ vũ những kẻ thù ghét phụ nữ và ưa bạo lực, có vẻ như xem tính cách này nằm sẵn trong bản chất con người. Ngoài ra, dàn diễn viên trong phim như: Jang Geun Suk, Lee Sung Jae, Mina Fujii,... đều không diễn tả được nhân vật mình đảm nhận với biểu cảm khá đơ.
Tuy vẫn chưa biết được Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan có được đánh giá cao khi chính thức công chiếu hay không nhưng ta có thể khẳng định được đây tiếp tục là một tác phẩm có những cảnh tình dục, bạo lực tàn nhẫn khác của vị đạo diễn tài năng này.
Sau khi chia tay dòng phim 18+, cuộc sống của Ông Hồng khiến nhiều người tò mò.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn