Nội dung bài viết bao gồm: 1. Ưu nhược điểm của nhà ống 2. Thiết kế nhà ống, cần lưu ý những gì? 3. Những mẫu thiết kế nhà ống đẹp |
1. Những ưu điểm, nhược điểm của nhà ống
Nhà ống là một dạng kiến trúc nhà ở rất phổ biến hiện nay, đặc biệt tại các khu vực đô thị, thành phố với diện tích khá hạn chế. Nhìn từ bên ngoài thì nhà ống là dạng nhà có chiều dài lớn trong khi chiều ngang lại nhỏ hẹp (giống hình chiếc ống).
Nhà ống có ưu điểm gì?
- Thiết kế đơn giản, thi công nhanh chóng, sớm được đưa vào sử dụng
- Chi phí xây dựng không quá cao, phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình.
Nhược điểm của nhà ống?
- Nhà ống thường được xây san sát nhau, khó mở cửa sổ bên hông nên độ thông thoáng thường bị hạn chế.
- Thiết kế nhà hình ống dễ tạo không gian hút gió và sự cộng hưởng âm thanh, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Diện tích hạn chế nên đòi hỏi phải xây nhiều tầng, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển đi lại, vận chuyển đồ đạc, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ.
Thiết kế nhà ống đang trở nên rất phổ biến hiện nay, nhất là ở những khu đô thị, thành phố.
2. Khi thiết kế nhà ống cần chú ý những nguyên tắc nào?
- Thoáng đãng, giàu sinh khí: Một ngôi nhà thông thoáng, đủ ánh sáng, giàu sinh khí là điều mà gia chủ nào cũng mong muốn, nhất là đối với một không gian khá gò bó như nhà ống. Bởi vậy, không nên tận dụng quá triệt để mặt bằng mà hãy dành một phần diện tích phù hợp để đưa ánh sáng và thông gió dù nhà có hẹp đến mấy. Việc này không những giúp người trong nhà luôn thoải mái mà còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe.
- Nên thiết kế giếng trời: Cũng từ nguyên tắc thiết kế nhà ống thoáng đãng, giàu sinh khí mà gia chủ nên làm giếng trời cho nhà ống , có thể chừa sân trước, sân sau, thu hẹp diện tích phòng,... Việc xây giếng trời sẽ giúp thu hút sinh khí cho các phòng còn lại, tránh bí bách, tiết kiệm năng lượng điện chiếu sáng,...
- Hài hòa với khu vực xung quanh: Nhà ống - nhà phố thường chen chúc, san sát nhau, thậm chí nhà này chung tường nhà kia nên khi thiết kế, xây dựng cần chú ý tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh và hạn chế những sự cố cho chính nhà mình như nứt tường, thấm nước qua tường,...
- Chú ý đến yếu tố phong thủy: Vì chỉ có một mặt thoáng nên việc bố trí nhà ống vừa thuận tiện, hài hòa công năng lại hợp phong thủy là rất quan trọng. Những vấn đề phong thủy như hướng nhà, vị trí bếp, cửa chính, phòng ngủ,... nếu không có chuyên môn thì gia chủ nên gặp gỡ kiến trúc sư hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn rõ ràng hơn.
3. Một số mẫu thiết kế nhà ống đẹp, sáng, thoáng
Một căn nhà ống ở quận 7, TP.HCM có diện tích 100m2, chiều rộng 4m, dù sâu hun hút nhưng vẫn cực sáng, thoáng.
Sân trước và cả khu vực giữa, sau của căn nhà được trồng nhiều cây xanh mát mắt, trông rất tự nhiên, tràn đầy sinh khí.
Phòng khách nằm ở tầng 1, trông rất rộng rãi. Dù thuộc dạng nhà ống khép kín 3 mặt nhưng ngôi nhà vẫn có hệ thống lưu thông không khí rất hợp lý.
Khu vực bếp nấu, bồn rửa, bàn ăn được thiết kế ở giữa chứ không phải là một bên như nhiều người thường thấy. Không gian đi lại vẫn rất rộng chứ không bị chật dù bề ngang chỉ 4m.
Nhà vệ sinh tối giản nhưng rất hiện đại.
Bản vẽ căn nhà.
Một mẫu thiết kế nhà ống đẹp khác là căn nhà nằm sâu trong ngõ ở Định Công (Hà Nội), dù tối vẫn đẹp, sáng và rất thoáng.
Không "tham" mặt bằng nên tầng 1 chỉ được sử dụng làm chỗ để xe và bếp ăn thay vì “nhồi” thêm phòng khách. Phòng khách được đẩy lên tầng 2. Tầng 3,4 là nơi nghỉ của gia đình.
Căn nhà được xây dựng trên mảnh đất có diện tích chỉ 30m2, trong đó chiều rộng vỏn vẹn 3m và chiều dài là 10m.
Giếng trời được đẩy về phía sau để cân bằng ánh sáng, thông gió khiến nhà lúc nào cũng thoáng, sáng. Gia chủ còn tận dụng được nguồn sáng từ giếng trời để trồng thêm cây xanh ở dưới.
Bản vẽ mặt cắt dọc của ngôi nhà.
Một căn nhà ống 7 tầng khác cũng có chiều rộng nhỏ, 4,8m và chiều dài lớn 26m nên sâu hun hút ở TP.HCM.
Nhà có mặt tiền độc đáo với những khoảng trống đan xen, giúp thông gió và ánh sáng.
Ngôi nhà được thiết kế mở hiện đại nên thoáng đãng, ấm cúng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn