Phá vườn nhiều lần vì sự can ngăn của bố mẹ
Chia sẻ lý do tự trồng rau sạch , anh Lương cho biết: “Một lần, mình ra ngoài ruộng, thấy người dân ném từng nắm đạm viên trắng xuống để tưới cho rau. Từ đó, mình sợ phải ăn rau mua ngoài chợ vì không an toàn. Mình đã suy nghĩ và quyết định tự tay trồng rau phục vụ những bữa ăn gia đình, đảm bảo sức khỏe cho bố mẹ”.
Bắt đầu trồng rau, chàng “soái ca” đã gặp phải nhiều khó khăn, nhất là kỹ thuật gieo trồng và sự ủng hộ của bố mẹ. Anh Lương kể, anh mất 2 tháng học hỏi kinh nghiệm của người đi trước trên các hội rau, sau đó mới bắt tay vào thực hiện.
Đặc biệt, để bố mẹ đồng ý cho trồng rau trên sân thượng, anh đã trải qua thời gian dài thuyết phục. “Thời gian đầu, bố mẹ mình phản đối trồng rau trên sân thượng. Bố mẹ cho rằng, trồng rau bẩn nhà và mua rau ngoài chợ sẽ nhanh gọn hơn. Do đó, mình phải phá vườn rau những 2 lần”, anh Lương tâm sự.
Bắt đầu trồng rau, chàng “soái ca” đã gặp phải nhiều khó khăn về kỹ thuật gieo trồng và sự ủng hộ của bố mẹ.
Dành đủ tiền, Lương “mạnh dạn” dẹp chậu cây cảnh của bố mẹ làm nhà lưới trồng rau. Đồng thời, anh thường xuyên cho bố mẹ xem tin tức về rau bẩn. Dần dần, họ nhận thấy tầm quan trọng của thực phẩm sạch trong đời sống nên không còn ngăn cản.
Khu sân thượng trồng rau của gia đình anh Lương rộng chừng 60m2, gồm nhà lưới (25m2), vườn ngoài trời (40m2). Nhà lưới anh chuyên trồng các loại rau ăn lá và dễ bắt sâu bọ.
Anh cho hay: “Rau nhiều sâu, mình đã lên mạng tìm hiểu thông tin và biết đến cách sử dụng màng lưới tránh sâu. Ngoài ra, nó còn quản lý được mưa nắng. Do vậy, mình đã đầu tư, thuê thợ về làm”.
Khu sân thượng trồng rau của gia đình anh Lương rộng chừng 60m2, gồm nhà lưới (25m2), vườn ngoài trời (40m2)
Mỗi lần chở phân, không còn nhận ra chính mình
Anh Lương trồng rau quả theo vụ, mùa nào thức nấy. Mùa hè, anh trồng rau đay, mồng tơi, rau muống và các loại quả như mướp, bầu, bí, dưa chuột. Đông về, anh chuyển qua trồng su hào, bắp cải, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, cà chua,…
Với chàng trai đất Cảng, cách trồng và chăm sóc các loại rau ăn lá đều như nhau, quan trọng nhất là dinh dưỡng. Anh kể, anh trồng bằng phương pháp hữu cơ 100%. Hầu hết, anh chỉ sử dụng phân trùn quế trộn với đất thịt và xơ dừa với tỉ lệ: 20% đất thịt – 50% xơ dừa, trấu hun – 30% phân hữu cơ.
Ngoài ra, anh sử dụng thêm phân cá khô, phân bã đậu, phân chim ủ hoai để tiết kiệm phần nào chi phí.
Với chàng trai đất Cảng, cách trồng và chăm sóc các loại rau ăn lá đều như nhau, quan trọng nhất là dinh dưỡng
Phân cá, anh Lương “chế biến” đầu, ruột cá nước ngọt với đất khô cùng nấm tricho theo công thức: rải 1 lớp đất thật khô khoảng 5 cm dưới đáy thùng xốp, tiếp đến là 1 lớp đầu, ruột cá, rải trichoema lên, rồi đến 1 lớp đất khô, rồi lớp cá. Khi đầy thùng sẽ được khoảng 3 lớp, ủ khoảng 2 tháng sẽ sử dụng được.
Cách làm tương tự với phân bã đậu. Còn phân chim, anh chỉ ủ với tricho trong thùng xốp, 2 tuần bỏ ra đảo 1 lần. Nếu thấy thùng ủ khô thì bổ sung nước đủ ẩm, trong vòng 2 tháng sẽ xài được. Đối với cây ăn quả, anh sử dụng phân gà để chăm bón. Tuy nhiên, gia đình anh không nuôi gà nên phải đi xin hoặc mua về ủ hoai.
“Mỗi lần chở phân, mình không còn nhận ra chính mình. Lúc ấy, mình giống như một nông dân sân thượng thực thụ. Thi thoảng, một số người thắc mắc vì sao phải tốn công, tốn sức trồng rau. Nhưng với mình, đây là công việc rất tuyệt vời, nó giúp mình giảm căng thẳng sau giờ làm việc mệt mỏi”, anh Lương chia sẻ.
Anh Lương trồng rau quả theo vụ, mùa nào thức nấy đủ các loại khác nhau như cà chua, su su, cải cúc,...
Cây cà chua sai trĩu quả do chính tay anh Lương ươm giống và chăm sóc
Tận dụng diện tích, chàng trai trồng dưa chuột cạnh ban công nhà.
Không phụ công chăm sóc, dưa chuột đã cho những trái lớn rất ngon mắt.
Rau cải xanh mơn mởn được anh Lương trồng vào vụ đông xuân.
Mồng tơi là thực phẩm quen thuộc và ưa thích của gia đình anh Lương.
Xà lách lá to, xanh mơn mởn sắp tới kỳ thu hoạch.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn