1. Lợi ích không ngờ của cây lưỡi hổ
Một trong những yếu tố hàng đầu khiến nhiều cây lưỡi hổ được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia đó chính là tính năng lọc sạch không khí.
NASA đã công bố cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Đặc biệt, nếu bạn đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, ban đêm chúng sẽ giải phóng oxy, tốt cho hoạt động hô hấp của con người. Còn nếu đặt trong phòng làm việc sẽ làm giảm stress bởi màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác thư thái.
Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn có tác dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng hoặc chữa viêm tai bằng cách hơ lửa cho nóng rồi đem giã lấy nước để dùng.
2. Ý nghĩa phong thủy
Không chỉ có tác dụng về mặt sức khỏe, cây lưỡi hổ còn được nhiều gia đình hay các cơ quan lựa chọn để trang trí cho nơi ở, nơi làm việc vì ý nghĩa phong thủy của nó.
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa.
Nhìn chung, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Lá lưỡi hổ thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên.
Ngoài ra cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam.
3. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Vốn có xuất xứ từ vùng đất khô nóng nên cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn rất tốt, nên chỉ tưới cây khi cảm thấy đất bị khô. Vào mùa hè chỉ cần tưới một lần trong tuần còn mùa đông thì một tháng một lần tùy vào từng điều kiện thời tiết. Nhưng phải nhớ đảm bảo cho đất luôn được khô ráo, thoáng nước.
Loại đất trồng lưỡi hổ thích hợp nhất là đất có tính kiềm, khô cằn, đất cát pha. Nếu trồng cây trong nhà thì nên trộn đất phù sa với xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ để tạo cho cây môi trường phát triển tốt nhất.
Dù chịu được ánh nắng gay gắt nhưng bạn cũng không nên để cây lưỡi hổ ở ngoài trời liên tục mà nên để chúng ở khu vực râm mát vừa phải.
Cây phát triển mạnh nhất trong nhiệt độ ấm áp từ 22-30 độ C. Nếu để cây phải chịu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây có thể chậm phát triển và thậm chí là chết dần. Vì vậy, vào mùa đông bạn cần phải chú ý bón thêm phân để cây phát triển khỏe mạnh hơn, loại phân giàu potasse là thích hợp nhất. Cũng cần chú ý lau lá hàng tuần cho cây bằng khăn ẩm để có thể tăng cường khả năng trao đổi chất của lá.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn