Cây dương xỉ mọc ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới với số lượng lên tới 600 - 700 loài. Ở Việt Nam, cây dương xỉ mọc ở ven bờ, ven suối, bìa rừng, chân tường rào nơi có độ ẩm thấp, ưa sáng. Chiều cao cây từ dưới 1m và lên tới 10 mét tùy vào loài thuộc họ cây dương xỉ khác nhau. Chẳng hạn như một số cây dương xỉ trong họ Osmundaceae , có thể đạt được thân ngắn cao dưới một mét, và đặc biệt là dương xỉ trong chi Cibotium có thể cao mười mét
Có hơn 12.000 loài dương xỉ, kích thước khác nhau, từ những thân nhỏ như sợi tóc với những chiếc lá nhỏ xíu, rêu phong đến những cây khổng lồ cao hơn 40 feet ... hiện nay có xu hướng giảm do tác động, khai thác của con người.
Có 3 loại dương xỉ phổ biến được trồng làm cảnh và trồng thủy sinh trong nhà gồm: Dương xỉ cảnh, dương xỉ thân gỗ (dương xỉ cổ đại, dương xỉ rừng), dương xỉ thủy sinh
Là loại dương xỉ cỡ nhỏ dạng bụi khóm gồm nhiều cây hợp lại, chiều cao từ 30 đến dưới 1m. Lá màu xanh, mọc từ thân lên tới ngọn gồm nhiều lá nhỏ tua tủa sang 2 bên.
Cây được trồng trong chậu, đặt tại phòng khách, bàn làm việc, cạnh cửa sổ, ban công, trước cửa và sân nhà có tác dụng làm đẹp, trang trí không gian xanh và thanh lọc không khí.
Cây dương xỉ cảnh được trồng trong chậu xanh mượt
Cây dương xỉ cổ đại hay dương xỉ rừng là loại cây có kích thước lớn hơn so với dương xỉ cảnh mọc ở bờ bụi ẩm ướt. Dương xỉ cổ đại là loại thân gỗ to, cao từ trên 1m và có thể lên tới hơn 10m.
Cây có tuổi đời hàng trăm năm và thường mọc trong rừng sâu, khó khai thác. Thân cây to hình trụ, hơi xù xì có màu nâu đen. Cây chỉ có lá mọc rất xanh tốt ở phần ngọn.
Hình ảnh khu vườn trồng dương xỉ cổ đại thân gỗ
Dương xỉ thân gỗ trồng làm cây cảnh quan công trình
Là loại cây được trồng trong các bể cảnh, bể cá thủy sinh. Cây sẽ bám vào khúc gỗ hoặc mọc xen lẫn các hốc đá với điều kiện ánh sáng nhẹ, nhiệt độ từ 22 đến 24 độ C và lượng CO2 trong nước cao sẽ được cây hấp thụ. Cây có tốc độ phát triển chậm với chiều dài khoảng 10cm đến 30cm.
Các loại dương xỉ thủy sinh phổ biến gồm: Dương xỉ JAVA, dương xỉ lá hẹp, dương xỉ lá kim, dương xỉ lá nho, dương xỉ châu Phi, dương xỉ Trident,...
Hình ảnh cây dương xỉ thủy sinh được trồng trong bể cảnh
Dương xỉ sừng hươu
- Dương xỉ được trồng trong chậu để trong nhà có tác dụng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như toluene, xylen, Aldehyde formic giúp thanh lọc và làm sạch không khí trong lành hơn, giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.
- Màu xanh mát của cây mang lại không gian cây xanh tươi mát giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Ngoài ra dương xỉ hấp thụ các bức xạ điện tử từ các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, tivi,...
- Dương xỉ trồng dưới đất giúp hấp thụ độc tố asen có trong đất, làm sạch nguồn nước khỏi các chất ô nhiễm.
- Trong đông y, dương xỉ được chế biến làm thảo dược trị bệnh như chữa lang ben, bạch biến; chữa mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư; các chứng bệnh về tiêu chảy và giúp cầm máu; chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn, trị bong gân;...
- Lá dương xỉ dùng để trang trí, cắm hoa rất đẹp
Cây dương xỉ có màu xanh mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống luôn tươi mới phát triển. Cây mọc um tùm, xum xuê lại dễ trồng và chăm sóc có ý nghĩa tượng trưng cho gia đình đông con nhiều cháu, gia đình sum họp thuận hòa.
Tặng cây dương xỉ cho người thân như một lời gửi gắm tri ân nhắn nhủ luôn mạnh khỏe, vươn lên trong cuộc sống bởi loài cây này thanh lọc không khí rất tốt cho đường hô hấp.
Dương xỉ toàn thân màu xanh mà màu của mệnh Mộc. Mệnh mộc theo phong thủy ngũ hành thì hợp với người mang mệnh Mộc sẽ là tương hợp Mộc - Mộc, công việc, làm ăn sẽ thuận lợi, ít gặp trắc trở. Tương sinh với người mệnh Hỏa tức là Mộc sinh Hỏa, con đường công danh, kinh doanh, buôn bán thuận lợi, luôn có sự trợ giúp để hoàn thành công việc dễ dàng.
- Trồng dương xỉ trong chậu: Dương xỉ được trồng và nhân giống bằng phương pháp tách gốc khi thay chậu. Ban đầu, lấy bớt phần đất trong chậu ra, cầm sát gốc gây rồi nhẹ nhàng nhấc cây khỏi chậu. Tách bỏ hết phần đất dính ở gốc và rễ cây, tách bỏ phần gốc đã hỏng thối, bị nấm sâu bệnh, các lá úa, lá già cắt bỏ hết.
Chuẩn bị chậu cây, đổ đất ẩm, tơi xốp và giàu mùn rồi cho cây vào trồng, trồng xong dùng bình tưới nước phun sương phun ướt cây rồi để chỗ mát, tránh nắng to.
Tách cây nhân giống cây dương xỉ
- Trồng dương xỉ thủy sinh: Cắt chọn loại dương xỉ khỏe mạnh rồi buộc cố định vào giá thể sau đó đặt vào bể thủy sinh, khoảng 1 đến 2 tháng thì cây đẻ nhánh, mọc rễ thành cây mới lúc này tháo dây cố định ra.
Trồng và nhân giống dương xỉ thủy sinh
- Đất trồng: Chọn loại đất giàu mùn và tơi xốp để giữ ẩm và thoát nước tốt là được, không cần bón phân cầu kỳ.
- Bón phân: Khoảng 3 đến 4 tháng nên bón phân 1 lần, khi bón thì pha loãng phân với nước rồi bón vào gốc, không tưới lên lá sẽ gây xót lá, chết cây.
- Nước tưới: Khi tưới nước, người trồng cần dùng bình phun, không đổ nước trực tiếp lên cây dễ bị thối gốc, chết cây. Nước tưới thì chỉ cần tưới 30% lượng nước vào gốc còn 70% tưới lên thân. 1 đến 2 ngày tưới một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Độ ẩm: Cây dương xỉ ưa ẩm, không nên để nơi khô nóng, tưới nước thường xuyên tăng cường độ ẩm cho cây sẽ giúp cây phát triển tốt
Thỉnh thoảng cắt tỉa lá già úa, để cho cây phát triển đều. Dương xỉ ít sâu bệnh nên dễ dàng chăm sóc.
Đối với dương xỉ thủy sinh: Khi trồng trong bể nên để vị trí cố định, tránh di chuyển cây nhiều. Nước nên dùng nước sạch, thay nước thường xuyên khoảng 1 tuần hoặc 2 tuần 1 lần. Ánh sáng nhẹ phù hợp với cây, không chiếu ánh sáng quá gắt.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cay-duong-xi-co-dac-diem-gi-y-nghia-tac-dung-va-cach-...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn