Cây Lộc Vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao thân trung bình từ 2 đến 5m, nhiều loại có thể cao đến 10m. Cây Lộc Vừng thuộc nhóm Tam Đa: cây Sung (Phúc) - cây Lộc Vừng (Lộc) - cây Vạn Tuế (Thọ); cho nên được rất nhiều người ưa chuộng và tìm về để trồng làm cây cảnh trong nhà.
Cây có thể nở hoa quanh năm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết nơi được trồng. Hoa của cây có màu đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành các chuỗi mọc rủ xuống trông vô cùng đẹp mắt. Phần lá cây có dạng hình trứng thuôn dài, có màu xanh lá và mọc khá xum xuê. Với những cây Lộc Vừng có tuổi thọ lâu đời, tán lá phát triển mạnh có thể giúp che mưa nắng rất hiệu quả.
Hình ảnh cây Lộc Vừng
Mùa của hoa Lộc Vừng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc cho đến hết tháng 8. Khi này hoa sẽ nở rực rỡ và cho hương thơm thoang thoảng nhưng đầy ngọt ngào. Vào mùa đông, hoa không còn nở và cây sẽ bắt đầu rụng lá. Quá trình mọc lá và phát triển của hoa sẽ lại tiếp tục khi sang đầu mùa Xuân. Cây Lộc Vừng hiện nay được trồng nhiều ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Cây Lộc Vừng hiện nay có rất nhiều chủng loại với nhiều kiểu dáng khác nhau. Do đó nếu bạn muốn phân biệt được các loại cây thì cần phải dựa vào những đặc điểm nổi bật của từng loại
Là loài Lộc Vừng đặc trưng với màu hoa đỏ rực vô cùng quyến rũ. Nhiều người tin rằng cây Lộc Vừng hoa đỏ sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho gia chủ. Chúng vốn có nguồn gốc từ những khu vực ngập nước gần biển ở phía nam châu Á và một phần phía bắc châu Úc.
Hay còn được gọi là cây hoa Lộc Vừng chùm, cây Chiếc chùm,... Hoa khi nở sẽ có màu trắng và mọc thành từng chùm với nhau trông vô cùng bắt mắt. Do đó chúng thường được trồng với mục đích trang trí, làm đẹp cho không gian sống xung quanh.
Đây là giống cây phổ biến thường có ở các tỉnh miền Nam. Điểm nổi bật nhất của chúng đó chính là chỉ sinh sống tại những khu vực rừng ngập mặn hoặc bên cạnh bờ biển dọc theo khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương. Loài cây này thường được trồng để tạo bóng mát do tán lá của cây khá to và xum xuê. Một điều đặc biệt nữa đó là quả của loài cây Rau Vừng không được tạo nên từ hoa mà mọc từ chính cành cây.
Ý nghĩa của cây Lộc Vừng trong phong thủy
Do nằm trong bộ Tam Đa, cây Lộc Vừng được đánh giá rất cao không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo trong giới cây cảnh mà còn về ý nghĩa phong thủy mà cây có thể mang lại cho gia chủ. Cây Lộc Vừng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, cuộc sống sung túc, gặp nhiều may mắn và thành công giống như cái tên “Lộc” mà cây vốn có.
Ngoài ra, sự xum xuê của hoa và lá cây còn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Tuổi thọ của cây Lộc Vừng rất cao còn mang điềm tốt lành về sự trường tồn, bền vững với thời gian. Nếu nhà có người lớn tuổi thì họ sẽ luôn được “bách niên giai lão”.
Ngoài công dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà, cây Lộc Vừng còn là một loài dược liệu vô cùng quý giá với nhiều khả năng chữa bệnh khác nhau. Các bộ phận của cây đều có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh như:
- Quả cây Lộc Vừng: dùng để chữa trị ho, hen suyễn hiệu quả.
- Rễ cây Lộc Vừng: chuyên dùng để bào chế thuốc trị sởi, viêm, nấm da.
- Hạt cây Lộc Vừng: có khả năng chống viêm cao, dùng để trị đau mắt, tiêu chảy, kiết lỵ,...
- Vỏ cây Lộc Vừng: giúp làm ấm cơ thể, giải cảm, hạ sốt, trị chứng đau bụng hiệu quả.
Ngoài ra, với hình dáng đẹp đẽ, cây Lộc Vừng có thể được dùng làm quà tặng tân gia, khai trương, quà Tết hoặc trang trí cho văn phòng làm việc ở công ty.
Cây Lộc Vừng có nhiều công dụng trong đời sống và phong thủy
Trồng Lộc Vừng không hề khó bởi đây là giống cây có khả năng chịu ngập úng và chịu hạn rất tốt. Ngoài ra, cây Lộc Vừng có thể được trồng bằng cây non hoặc thông qua phương pháp chiết, giâm cành từ cây ban đầu.
Hãy lựa chọn các loại đất có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, có độ tơi xốp cao và có khả năng thoát nước tốt để tránh gây ngập úng cho rễ. Tốt nhất nên chọn loại đất mùn có pha cát hoặc phân chuồng ủ mục sẽ rất tốt cho cây.
Cây Lộc Vừng ưa ẩm ở mức trung bình, tức là bạn không cần tưới quá nhiều nước cho chúng để tăng sự sinh trưởng của cây. Chỉ nên duy trì độ ẩm vừa đủ trong đất, tưới nhiều một chút vào mùa hè nắng nóng và hạn chế tưới vào mùa đông.
Cây Lộc Vừng rất ưa ánh nắng Mặt Trời, do đó bạn cần đặt cây tại những vị trí có nhiều ánh sáng chiếu đến để giúp cây phát triển tốt hơn.
Nếu như đất trồng đã đủ dinh dưỡng, bạn không nhất thiết phải bón thêm phân cho cây. Chỉ cần bón phân vào giai đoạn khi cây non đang bắt đầu phát triển và khi cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa.
Nhờ vào những giá trị cao đẹp và tốt lành trong phong thủy, bạn nên trồng cây Lộc Vừng ở trước nhà. Hương thơm của hoa sẽ giúp thanh lọc không khí và tiêu diệt vi khuẩn, xua đuổi côn trùng có hại. Khi cây phát triển sẽ cao lớn và tỏa bóng mát, che chắn mưa gió cho ngôi nhà của bạn. Hãy lựa chọn vị trí trồng cây nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà, tránh trồng chính giữa lối đi có thể khiến cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong ngôi nhà của bạn.
Trồng cây Lộc Vừng trước nhà có lợi cho phong thủy
Nhiều người chơi cây cảnh thường muốn cây của mình phát triển nhanh, mau chóng nở hoa vào đúng dịp quan trọng. Thời gian từ lúc kích thích cho đến lúc cây ra hoa đẹp là khoảng 3 tháng. Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây để kích thích cây Lộc Vừng của bạn nhanh chóng ra hoa:
- Bắt đầu kích thích cây ra hoa từ tháng 9 âm lịch nếu như bạn muốn cây Lộc Vừng có thể nở đúng vào dịp Tết.
- Khi cây đang phát triển tốt, cành lá xanh mướt, hãy ngừng việc tưới nước trong khoảng 7-10 ngày. Sau thời gian đó thì cắt bỏ hết toàn bộ lá ở trên cây.
- Dùng dung dịch kích thích ra hoa như KNO3 pha với tỷ lệ 8 lít nước sạch trên 120g dung dịch. Cách nhau khoảng 10 ngày thì phun thuốc một lần.
- Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ ra hoa nở đẹp và đúng theo ý muốn của bạn.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cay-loc-vung-co-y-nghia-gi-cach-trong-cay-dep-hop-pho...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn