Theo tập tục từ xưa, ngày mùng 10 tháng Giêng được cho là ngày vía Thần tài quan trọng nhất trong năm vì nó mở đầu cho một năm mới. Bàn thờ Thần tài là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần tài.
Trước bài vị Thần tài là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Trên bàn thờ có thể đốt 3 nén nhang hướng vào hướng Tây.
Khi sắp đặt bàn thờ cúng Thần tài, gia chủ cần chú ý những điều sau:
1. Hướng bàn thờ
Theo quan niệm xưa, hướng bàn thờ thần tài vẫn tuân thủ theo nguyên tắc người ở mệnh nào thì hợp trạch mệnh đó, đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hướng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Tuy nhiên theo Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, hiện nay bàn thờ Thần tài thường để ở chân cầu thang hoặc gầm cầu thang mà không cần phải theo hướng gì.
Bàn thờ thông thường sẽ được sắp đặt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Bàn thờ Thần tài. (Ảnh minh họa)
2. Đồ vật bài trí trên bàn thờ Thần tài
Ngoài thần tài thì trên bàn thờ có thể bài trí thêm các yếu tố sau để gia tăng vận may tài chính:
- Bài vị thần tài: Thường được thể hiện bằng chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc hai bên thành của bàn thờ có viết câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc - Địa khả xuất hoàng kim” (Thổ hay sinh ngọc trắng - Đất cũng cho vàng ròng). Phía trước bài vị còn có một trăm thoi vàng giấy.
- Thần thổ địa: Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về thần thổ địa song có thể coi đây là vị Thần đã từ thần đất chuyển hóa thành thần người, biểu lộ tinh thần Trời người hợp một của người Trung Quốc, thành ra quan niệm có tính cách đa thần, dung hợp được chủ thể và khách thể một cách hài hòa.
- Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Thường làm bằng sứ, cũng có thể bằng chất liệu đá xanh.
- Bát hương: Thường làm bằng ba chất liệu cơ bản là sứ, kim loại, đá (ngọc).
- Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước, rượu: Phải làm mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Khi hương đã tàn có thể dùng muối, gạo ném ra tứ phía có nghĩa phân phát cho chúng sinh, còn nước đổ đi, rượu có thể tưới lên vàng mã đã hóa xong.
Không được đổ nước lên vàng mã đã hóa. Có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muối, nước chỉ đổ đi làm lễ tất niên, thức cúng thì thay bằng năm chén đựng nước (rượu) tượng trưng cho ngũ hành.
- Cóc ba chân: Cóc ba chân ngậm đồng tiền cổ, cóc được làm từ nhiều chất liệu như kim loại đồng, đá, ngọc. Cóc ba chân chỉ có thể đặt ở bàn thờ thần tài, không đặt ở phòng tắm hay nhà vệ sinh dễ dẫn đến hệ quả cóc hấp thụ khí xấu trở thành hung vật có hại đến phong thủy.
Hoa quả bày bàn thờ Thần tài cần chọn loại tươi, ngon, tránh đồ giả. (Ảnh minh họa)
Ngoài những đồ vật trên, khi dâng hoa quả, nước lên bàn thờ Thần tài cần lưu ý:
- Chén nước đặt trên bàn thờ cần được rửa sạch mỗi khi thay nước mới và không nên quá đầy, cách miệng chén 1cm là được.
- Hoa đặt trên bàn thờ Thần tài nên là hoa tươi, có nụ và hương thơm, không nên dùng hoa giả.
- Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
- Gạo, muối sau khi cúng cần cất vào nhà cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
- Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần tài.
3. Vị trí đặt lễ cúng Thần tài
Nói về vị trí đặt lễ cúng Thần tài, chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt (Hà Nội) cho biết: “Lễ cúng thần tài vẫn cúng ở bàn thờ hàng ngày mình cúng. Nếu không có bàn thờ, mọi người mới cúng ở phía ngoài sân. Bàn thờ thần tài đặt dưới đất nhưng cũng phải chọn vị trí, tĩnh tại không có vật gì đè lên trên”.
Cách sử dụng cóc ba chân theo thời gian Để đón vận may tài chính, buổi sáng trước khi đi làm hay đi ra ngoài có thể quay đầu cóc ra phía ngoài, sau giờ đi làm về nhà quay đầu cóc vào trong bàn thờ vì nó chỉ ăn tiền nhưng không bài tiết. Tối về đến nhà là nhả tiền đã nuốt ra cho gia chủ. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn