5 lưu ý khi trồng cây cảnh ở phòng bếp, điều thứ 5 khá thú vị để thử

Chủ nhật - 24/04/2022 02:25

5 lưu ý khi trồng cây cảnh ở phòng bếp, điều thứ 5 khá thú vị để thử

Trồng cây cảnh trong phòng bếp ngày càng trở thành sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, có nhiều điều cần cân nhắc khi trồng cây cảnh tại nơi nóng nực và ít ánh sáng này.

Trước đây, phòng bếp chỉ là nơi nấu nướng, lưu trữ thực phẩm nhưng ngày nay nhiều người thích làm đẹp chúng bằng những cây cảnh, loài hoa ưa thích.

Mọi người thích nâng tầm phòng bếp thành một không gian sống thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của mình. Đồng thời, việc trồng cây cảnh ở phòng bếp cũng giúp con người kết nối với thiên nhiên, thanh lọc không khí.

Nhiều người sẽ thắc mắc nên đặt cây cảnh gì ở phòng bếp thì tốt nhất? Đặt cây cảnh tại bồn rửa có thuận tiện không?...Dưới đây là 1 vài gợi ý để người yêu câu cảnh có thể lựa chọn cây cảnh và vị trí phù hợp trong phòng bếp để cây cảnh phát triển tốt nhất.

1. Hãy xác định vị trí đặt cây cảnh

Khi trồng cây cảnh, mọi người thường rơi vào 2 trạng thái: tưới nước thái quá hoặc là bỏ bê quá đáng. Do đó, hãy xác định bạn là kiểu người gì để tìm cây cảnh đặt ở phòng bếp cho phù hợp, đảm bảo cây cảnh "rơi" vào tay bạn có thể sống tốt.

Ví dụ, một anh chàng biết mình là người có xu hướng "tưới nước" nên đã đặt cây trầu bà của mình lên một chỗ cao để mình không thể chạm tới nếu không đứng lên ghế (có thể đặt lên nóc tủ). Bằng cách đó, anh ấy chỉ có thể tưới nước cho chúng mỗi tuần 1 lần hoặc lâu hơn. Và các cây cảnh đã sống rất tốt.

Còn bạn thuộc xu hướng lười chăm sóc cây cảnh, cây cảnh thường xuyên có xu hướng rũ lá xuống thì hãy đặt chúng ở gần gồn rửa để bạn luôn nhớ tưới nước cho cây. Tất nhiên, bạn cũng phải đảm bảo để cây cảnh mỏng manh của mình tránh xa kệ bếp để không bị nóng bỏng.

Còn bạn chẳng biết mình là "người nào" thì hãy chọn cây cảnh lan ý (Spathiphyllum). Đây là cây cảnh siêu thích ứng với mọi hoàn cảnh. Nó có thể chịu được khô hạn hoặc ngập úng đồng thời đáp ứng cả điều kiện ánh sáng yếu hoặc nhiều ánh sáng.

Các cây cảnh dễ tính khác như cây kim tiền (Zamioculcas zamiifolia), cây lưỡi hổ (Sansevieria trifasciata)... cũng rất phù hợp...

2. Tìm ra vùng sáng để đặt cây cảnh trong phòng bếp

Nếu yêu thích làm vườn, trồng cây cảnh, hoa lá bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn về các loại cây cảnh từ ưa sáng đến ưa bóng râm để tìm ra cây cảnh phù hợp với phòng bếp của bạn.

Nếu phòng bếp nhiều ánh sáng có thể chọn cây cảnh ưa nắng, còn nếu phòng bếp của bạn tối tăm, không thoáng khí thì cũng sẽ có những cây cảnh phù hợp.

Nếu phòng bếp của bạn có ánh sáng gián tiếp thì có thể chọn hoa tử linh lan hay còn gọi là violet Châu Phi (Saintpaulia). Nếu phòng bếp tối có thể chọn các cây dương xỉ, cây lưỡi hổ...

2. Hiểu rằng không khí quá ẩm không phải lúc nào cũng tốt cho cây cảnh

Một cô gái đã chuyển đến ngôi nhà có ánh sáng bếp đặc biệt: giếng trời hướng Nam và cửa sổ hướng Tây. Vì vậy, cô ấy đã mua một cây trầu bà (vạn niên thanh) trồng trong nhà để xem chúng có sống được không.

Và bây giờ chúng đã leo khắp nơi nơi trong phòng bếp. Cô đi vào phòng bếp như đi thám hiểm rừng rậm vậy.

Tuy nhiên, ngôi nhà nhiều độ ẩm quá lại không tốt cho các loại cây xương rồng, cây mọng nước. Nếu bạn lựa chọn cây cảnh mọng nước trồng ở nơi ẩm ướt thì sẽ làm "tan chảy" chúng.

Đó là lý do mà bạn cần tìm hiểu về nhu cầu của các cây cảnh mình định trồng để tránh trường hợp cây cảnh rơi vào tay bạn là chết.

4. Chọn các cây cảnh dễ sống nhất

Bạn có thể trồng rất nhiều cây cảnh ở trong phòng bếp nhưng nên chọn các cây cứng cáp, phát triển tốt trong hầu hết mọi điều kiện.

Những cây cảnh hàng đầu có thể lựa chọn để đặt trên kệ trong phòng bếp bao gồm cây dây nhện (Chlorophytum comosum), trầu bà tim nâu (Philodendron hederaceum), trầu bà sữa (Epipremnum aureum) và cây chuỗi ngọc (Senecio rowleyanus)...

Đây là những cây cảnh rất khó chết, trừ khi bạn quá bỏ bê hoặc tưới nước cho chúng như lũ lụt mỗi ngày...

5. Chọn cây cảnh đẹp và thiết thực

Bạn cũng có thể trồng 1 số cây cảnh có mùi thơm ở bếp để vừa ngắm, vừa thanh lọc không khí và vừa ăn được như cây hương thảo, cây bạc hà, cây oải hương, cây nhất mạt hương...

Nhiều người thích trồng các loại thảo mộc này vì nó có nhiều chức năng và thiết thực, có thể dùng nấu ăn hoặc pha trà...

Cũng có người trồng thêm cà chua, rau xà lách, hành... Như thế, phòng bếp của bạn vừa đẹp vừa thơm, lại có ngay thực phẩm để ăn khi cần...

Lưu ý: Có một số cây cảnh có thể ây độc cho vật nuôi hoặc con người. Cây có độc có thể gây ra gây ra các triệu chứng từ nhẹ (đau bụng) đến nặng (có thể tử vong). Nếu bạn nuôi mèo, chó hoặc trong nhà có trẻ em, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu biết về các cây cảnh bạn trồng để tránh những ngộ độc đáng tiếc.

Nguồn: https://danviet.vn/5-luu-y-khi-trong-cay-canh-o-phong-bep-dieu-thu-5-kha-thu-vi-de-thu-...Nguồn: https://danviet.vn/5-luu-y-khi-trong-cay-canh-o-phong-bep-dieu-thu-5-kha-thu-vi-de-thu-20220423011436227.htm

3 loại cây khả năng sinh sản nhanh, 1 chậu thành 20 chậu, tưới ít nước cũng sống
Thông thường người ta thường nhân giống những loại cây này bằng cách cắt cành. lá để giâm xuống đất.
Bấm xem >>

Nhà - Vườn

Theo Diệp Diệp (Dân Việt)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây