Khi trồng hoa, cây cảnh , ngoài việc chọn hạt giống, cây giống đảm bảo chất lượng thì đất trồng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, khi đất sử dụng lâu ngày cũng sẽ hao mòn và cần “bồi bổ”, việc này không chỉ thực hiện 1-2 lần mà là cả một quá trình liên tục.
Bởi đất khỏe mạnh, giàu chất dinh dưỡng thì cây mới có thể phát triển tốt, chống lại sâu bệnh. Ngược lại, đất cứng và nén chặt thì nước và chất dinh dưỡng khó ngấm vào trong được, lâu dần đất sẽ trở nên khô cằn.
Trong khi đó, rễ cây lại nhỏ, không thể lan rộng ra để tìm kiếm nước và thức ăn. Vì vậy, cây sẽ dần bị mất nước, thiếu chất dinh dưỡng mà còi cọc, thậm chí là chết. Do đó, với 3 loại cây sau bạn nên cải tạo đất sau một năm trồng, nếu không đất sẽ cứng hơn đá, khó sống nổi qua mùa thu này.
1. Cây trầu bà xanh
Thông thường, việc thay chậu cây trầu bà xanh được thực hiện hàng năm hoặc cách năm. Thời điểm tốt nhất để thay chậu là khi cây đã qua giai đoạn ngủ đông và chồi mới nhú lên.
Khi đổi chậu, bạn nên chọn chậu hoa theo kích thước của khối rễ cây, đường kính của chậu hoa nên lớn hơn đường kính của bộ rễ từ 3-6cm. Chậu hoa cũng có thể được chọn theo tán lá của cây trầu bà xanh, đường kính của tán lá lơn hơn đường kính của chậu hoa từ 20-40cm là được.
Trước khi sang chậu mới, bạn nên cắt bớt phần rễ già, rễ quá dài và rễ bị thối hỏng. Nếu có nhiều rễ bị hư thì bạn cần cắt bớt lá. Sau khi thay chậu xong, bạn nên tưới nước ngay. Trầu bà xanh mới thay chậu nên đặt ở nơi thoáng mát, không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, cũng không nên đặt ở nơi có gió thổi mạnh để không làm hỏng cây.
2. Cây dành dành
Để cây dành dành phát triển tốt thì bạn nên thay chậu hoa mỗi năm một lần, nếu không bộ rễ của cây có thể sẽ phát triển chiếm toàn bộ chậu. Điều này sẽ làm mất khả năng lưu trữ nước và chất dinh dưỡng trong đất, khiến cây dần dần ngừng sinh trưởng.
Thời điểm tốt nhất để thay chậu cây dành dành là vào đầu mùa xuân và mùa thu, cụ thể là vào tháng 2 và tháng 10. Khi thay chậu, bạn nên cắt bỏ những cành yếu và cành bị bệnh để giảm bớt gánh nặng cho rễ cây.
Nếu đất cứng quá, bạn có thể thêm giấm vào nước để cải thiện môi trường đất. Sau khi thay chậu, bạn nên để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp khoảng 5 ngày, sau đó mới chuyển ra ngoài trời. Giai đoạn này bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, nửa tháng sau bón một ít phân.
3. Cây lan quân tử
Thay chậu cho lan quân tử vào mùa xuân và mùa thu là thích hợp nhất. Tuy nhiên, khí hậu mỗi nơi mỗi khác nên thời giant hay chậu cũng không giống nhau, bạn có thể quyết định thời giant hay chậy tùy theo khí hậu địa phương.
Khi lan quân tử kết thúc kỳ ngủ đông và đang dần bước vào thời kỳ phát triển thì bạn có thể thay chậu được. Lúc này, bạn hãy lấy cây ra khỏi chậu, cắt bỏ rễ thối và rễ già không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, lợi bỏ đất cằn cỗi đi và thay bằng đất mới là được.
Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/3-loai-hoa-nuoi-1-nam-dat-cung-hon-da-mua-thu-khon...
Nhà - Vườn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn