Sau Tết, chắc chắn bánh chưng còn thừa nhiều vì thế nhiều người thường đem rán nhưng rán sao cho giòn, ít ngấm dầu mỡ không phải ai cũng biết. Do đó, chị em có thể tham khảo vài mẹo dưới đây để có món bánh chưng rán như ý nhé.
Độ dày của miếng bánh chưng rán
Không nên cắt bánh chưng quá mỏng hoặc quá dày khi rán. Quả mỏng bánh sẽ nhanh cháy, còn dày quá, bánh lâu giòn mà rán xong ăn cũng kém ngon.
Do bánh chưng hay bánh tét sau Tết thường được bảo quản trong tủ lạnh nên không cần thiết dùng lạt để cắt. Bạn có thể dùng dao cắt thành các khoanh, các lát sau đó mới bóc lá đi cũng được.
Dùng chảo rán
Bánh chưng vốn dính do đó bạn nên dùng chảo chống dính cho dễ rán. Lúc rán không nên để các miếng bánh sát nhau sẽ bị dính.
Lượng dầu/ mỡ
Khi chiên đồ ăn, người ta thường cho nhiều dầu để món ăn luôn được vàng giòn và món ăn không bị ngấm nhiều dầu. Tuy nhiên bánh chưng rán thường được cắt có độ dày vừa phải, nên cũng không cần phải rán ngập dầu.
Điều chỉnh nhiệt độ
Cho ít dầu vào chảo, láng đều rồi đun nóng dầu sau đó mới cho các khoanh bánh chưng vào chảo. Lúc đầu, không nên để nhiệt độ cao quá, để bánh chưng vàng đều. Lúc gần được, tăng lửa, để bánh chưng vàng giòn. Hơn nữa, nhiệt độ lúc cuối cao sẽ khiến dầu ít ngấm vào bánh hơn.
Sau khi bánh được, nhanh chóng vớt bánh ra cho vào giấy thấm dầu rồi thưởng thức ngay khi còn đang ấm nóng.
Lưu ý, không nên lật bánh quá nhiều trong lúc rán vì nhân bánh rất dễ vỡ ra.
Bánh chưng rán ăn với hành muối, dưa kiệu hoặc dưa góp đều rất ngon.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn