Theo báo cáo của Sở Công thương các địa phương, trong công tác chỉ đạo phục vụ Tết, cơ quan này đã chỉ đạo, vận động doanh nghiệp, các nhà phân phối, bán lẻ trên địa bàn kéo dài thời gian phục vụ, đóng cửa muộn và mở cửa sớm ngay sau Tết như siêu thị Aeon sẽ mở cửa muộn đến tối 30 Tết và bán trở lại vào trưa Mùng 1.
Các siêu thị khác dự kiến mở cửa vào Mùng 2 Tết.
Một số siêu thị thuộc doanh nghiệp FDI đã có kế hoạch duy trì một vài điểm bán hàng không nghỉ Tết để phục vụ người dân mua sắm.
Tết 2017: Một số siêu thị giảm giá sâu, bán hàng không nghỉ Tết. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, các địa phương cũng có kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình khuyến mại, giảm giá, các chương trình phục vụ Tết nhằm cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân và hạn chế tăng giá do tâm lý.
Bộ Công thương cho hay, nhìn chung, giá cả hàng hoá tăng theo quy luật thị trường (vào những ngày cao điểm và dịp sát Tết), ước mức tăng các mặt hàng thiết yếu tăng khoảng 5-10% so với ngày thường và tăng khoảng 4-5% so với cùng kỳ năm trước.
Tại các điểm bán hàng bình ổn, giá cả được niêm yết và doanh nghiệp đã cam kết bán theo đúng giá niêm yết, giữ ổn định trong dịp Tết.
Một số doanh nghiệp tham gia bình ổn với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước (như Saigon Coop, Big C, Vinmart, Aeon...) thực hiện bình ổn trong toàn bộ hệ thống. Một số siêu thị có chương trình khuyến mại, giảm giá sâu nhiều mặt hàng trong dịp cận Tết.
Theo báo cáo sơ bộ, đến nay đã có có 44/63 tỉnh, thành phố có báo cáo kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong các tháng cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017; trong đó có 21 địa phương có kế hoạch hoặc đang thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.
Lượng hàng hóa được các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tại các địa phương chủ động chuẩn bị cho dịp Tết 2017 ước đạt hơn 250 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 8-10% so với Tết năm trước.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn