Jim Cantrell, người đồng hành trong nhóm sáng lập SpaceX của tỷ phú Elon Musk cho rằng bạn cần nhiều hơn trí thông minh và tiền bạc để đat được đỉnh cao thành công. Thực tế, hai yếu tố này chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự thành công của Elon hiện tại.
“Quái vật” đáng sợ nhất làng công nghệ, Elon Musk
Trong một bài viết của Quora được xuất bản lần đầu tiên trên Forbes, ông đã viết "Trí tuệ là một công cụ cho phép bạn thành công chứ không phải là một thành tố chính." Thông qua những năm kinh nghiệm của Cantrell tư vấn cho các tỷ phú và các công ty công nghệ, và công việc của ông với Musk, ông đã nhìn thấy những gì nên và không nên trên con đường dẫn đến thành công. Thành công, Cantrell viết, dựa trên "công thức 3 cộng 1 đơn giản", mà Bill Gates, Mark Cuban và Jeff Bezos cũng đồng ý.
Đam mê
Cantrell nói hãy làm những gì bạn thích nhất trong cuộc đời. "Không có niềm đam mê, bạn không bao giờ có thể trở nên tốt nhất hay tốt hơn so với những người khác đang theo đuổi niềm đam mê của họ", ông viết.
Những người thành công khác cũng đã nói như vậy. Trong một cuộc trao đổi với ABC.net, người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates trả lời: "Nếu bạn may mắn khi bạn còn rất trẻ, bạn sẽ tìm thấy một thứ mà bạn yêu thích. Tôi đã làm khi tôi 13 tuổi. Vàđó là lập trình phần mềm. "
Theo Forbes, niềm đam mê này đã giúp ông sáng tạo ra Microsoft, hiện nay trị giá 507,5 tỷ đô la và đã khiến ông trở thành người giàu thứ hai trên thế giới với trị giá ròng 90,2 tỷ đô la.
Tài năng
Cantrell giải thích “Nếu bạn dành cả cuộc đời làm những điều khó khăn, điều mà bạn không đặc biệt giỏi, nó sẽ khiến bạn bất lợi khi có quá nhiều người tài năng hơn trong cùng lĩnh vực”. Doanh nhân tỷ phú Mark Cuban đã nói điều tương tự. Thực tế, với Mark, tài năng và nỗ lực thường là những gì dẫn đến niềm đam mê.
Cuban đã tự học sử dụng chương trình phần mềm tại công ty và làm việc không ngừng nghỉ tám giờ một ngày. "Đó là khi tôi nhận ra rằng tôi có thể thực sự giỏi về công nghệ", ngôi sao "Shark Tank" ghi nhận. Cuối cùng ông đã tung ra dịch vụ tư vấn máy tính, MicroSolutions, mà ông đã bán cho CompuServe vào năm 1990 với giá 6 triệu USD”
“Tôi nghĩ rằng một người bình thường có thể tự biến mình trở nên phi thường”
Giá trị
“Bạn có thể có ý tưởng tốt nhất trên thế giới và tâm huyết với nó, nhưng nếu không ai muốn thì đó là một thứ vô giá trị”, Cantrell nói.
"Làm một thứ tạo ra giá trị và có thể được bán cho thị trường hiện tại hoặc tương lai", nhà kinh doanh gợi ý. Bởi nếu không ai muốn, nó sẽ không "làm cho tài sản của bạn lớn hơn cũng không dẫn bạn đến bất cứ thành công nào”
Người sáng lập Amazon, và bây giờ là người giàu nhất thế giới, Jeff Bezos đã chứng minh lý thuyết này. Người khổng lồ bán lẻ đã mở rộng nhanh chóng bởi vì Bezos đưa ra một dịch vụ mà khách hàng thấy có giá trị: một loạt các sản phẩm trên một nền tảng trực tuyến thuận tiện.
Khi Amazon ra mắt lần đầu tiên, nó chỉ bán sách. Ngay sau đó, công ty đã thêm nhạc và video. Bezos liên hệ với khách hàng để tìm ra điều họ thực sự muốn mua. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2016:“ Tôi lắng nghe người tiêu dùng của mình, cho họ những gì họ thấy giá trị và sẵn sàng trả tiền. Sự ám ảnh khách hàng hiện nay là trọng tâm của phương châm của công ty”
Và rõ ràng Amazon đã đi đúng hướng để trở thành một công ty trị giá 3 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ.
Elon Musk đã kết hợp cả ba yếu tố này vào cuộc sống để được công nhận tài năng, tạo ra các sản phẩm gây tiếng vang và trở thành một cá nhân có sức ảnh hưởng toàn cầu - một thành công đáng ngưỡng mộ.
Elon Musk chủ yếu đầu tư vào bất động sản và thú ‘chơi’ xe hơi.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn