Cụ thể, mẫu cá tra lấy tại một hộ nuôi ở tỉnh Sóc Trăng có dư lượng chất Ivermectin với hàm lượng 10,27 ppb. Ivermectin là chất Liên minh châu Âu (EU) không cho phép trong thủy sản và không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Mẫu tôm chân trắng thương phẩm lấy tại trại nuôi của một công ty ở Kiên Giang tồn dư Sulfadimidine hàm lượng 7,94 ppb và Sulfadiazine hàm lượng 8,63 ppb; mẫu tôm sú thương phẩm lấy tại hộ nuôi ở Bến Tre tồn dư Sulfachloropyridazine hàm lượng 27,4 ppb. Đây là các hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng trong thủy sản nuôi nhưng phải tuân thủ thời gian cách ly để vật nuôi đào thải trước khi thu hoạch.
Số chất cấm trong thủy sản bị phát hiện đã giảm đáng kể. Ảnh: Thốt Nốt
Tổng số mẫu được lấy trong đợt giám sát này là 254 trên các đối tượng thủy sản nuôi gồm tôm, cá tra, cá lóc, cá rô phi và không phát hiện một số chỉ tiêu chất cấm từng bị thị trường nhập khẩu cảnh báo như: Methyltestosterone, Diethylstilbestrol, Chloramphenicol, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Nitrofurans, Trichlorfon, Trifluralin, Malachite green.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn