Nỗ lực cứu "trái tim xanh lam" của châu Âu

Thứ ba - 19/09/2023 16:27
Vùng Balkan được mệnh danh là "trái tim xanh lam" với những dòng sông nguyên sơ đang bị hàng loạt dự án thủy điện đe dọa đến hệ sinh thái.
Nỗ lực cứu "trái tim xanh lam" của châu Âu

Vùng Balkan được mệnh danh là "trái tim xanh lam" với những dòng sông nguyên sơ đang bị hàng loạt dự án thủy điện đe dọa đến hệ sinh thái.

Sông Neretva dài 225km, chảy qua khu rừng của Bosnia và Herzegovina với màu xanh lục - lam nổi bật, bắt nguồn từ dãy núi Dinaric Alps và đổ ra biển Adriatic. Là một trong những dòng sông lạnh nhất thế giới, nơi đây có các hệ sinh thái độc đáo và nhiều loài vật quý hiếm, từ cá hồi cẩm thạch, cóc tía bụng vàng đến manh giông.


Sông Neretva chảy qua hẻm núi phủ đầy cây xanh ở Bosnia và Herzegovina. Ảnh: Joshua D. Lim

Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. Giống như nhiều dòng sông trên thế giới, Neretva đang bị các con đập đe dọa, CNN hôm 11/8 đưa tin. Theo Trung tâm Môi trường, một tổ chức bảo tồn của Bosnia, hơn 50 dự án thủy điện đã được đề xuất dọc theo chiều dài và các nhánh sông, gần một nửa trong số đó nhắm đến vùng thượng lưu, hiện vẫn còn hoang sơ và không bị cản trở. Những con đập này có thể gây hại không chỉ cho dòng sông và sinh vật dưới nước mà còn cho môi trường rộng lớn hơn.

Tại Ulog, một ngôi làng gần Neretva, nhà máy thủy điện 35 MW với đập cao 53m đang được xây dựng. Các tác động rất dễ thấy: cây cối bị chặt dọc bờ sông, nhường chỗ cho nơi sẽ trở thành hồ chứa, những con đường cho xe tải và phương tiện xây dựng khác trông như những vết sẹo cắt qua cảnh quan. Cũng tại đây, hơn 60 nhà khoa học từ 17 quốc gia đã tới tham gia "Tuần lễ Khoa học Neretva" vào tháng 6 với một mục đích chung: cứu Neretva.

"Họ muốn giúp chúng tôi cứu lấy dòng sông ngoạn mục này. Đây có lẽ là một trong những con sông đa dạng sinh học và có giá trị nhất châu Âu, đồng thời cũng bị đe dọa nhiều nhất", Ulrich Eichelmann, CEO của Riverwatch kiêm điều phối viên của chiến dịch Save the Blue Heart of Europe nhằm bảo vệ các dòng sông ở Balkan (khu vực nằm giữa biển Adriatic và biển Đen, đông nam châu Âu), cho biết.


Balkan được mệnh danh là "trái tim xanh lam" của châu Âu với những dòng chảy nguyên sơ. (Ảnh:Joshua D. Lim).

Châu Âu có cảnh quan sông bị cản trở nhiều nhất trên thế giới, với hơn một triệu rào cản đủ loại, từ đập, bờ dốc đến các chỗ cạn và cống, theo một dự án nghiên cứu của Liên minh châu Âu (EU). Điều này ảnh hưởng đến động vật hoang dã, với 1/3 các loài cá nước ngọt bị đe dọa tuyệt chủng. Nhưng Neretva đã duy trì tương đối tốt, nuôi dưỡng một hệ sinh thái khỏe mạnh và có thể là một trong những khu vực sinh sản cuối cùng của loài cá hồi miệng mềm.

Một loài vật tuyệt chủng đã là thiệt hại lớn, nhưng tác động không dừng lại ở đó. "Nếu bạn lấy cá ra khỏi dòng sông này, thì môi trường xung quanh, các loài sống trên cạn ở xung quanh đều sẽ bị ảnh hưởng", Kurt Pinter, nhà sinh thái nước ngọt từ Áo, cho biết.

"Tất cả đều liên kết với nhau", Eichelmann nói. Ông giải thích, bùn từ quá trình xây dựng tích tụ dưới lòng sông, giết chết những sinh vật nhỏ như trai, vốn giúp lọc và làm sạch nước. Khi nước trở nên bẩn hơn, động thực vật sống dưới sông và ven bờ cũng chịu ảnh hưởng. Bản chất của sông khiến sự ô nhiễm không thể bị giới hạn. "Những gì bạn gây ra với dòng sông nhỏ cũng xảy đến với dòng sông lớn hơn và cuối cùng là đại dương", Eichelmann cho biết.

Mục tiêu của chiến dịch Save the Blue Heart of Europe không phải cấm hoàn toàn thủy điện, mà là đảm bảo thủy điện được quy hoạch hợp lý, ưu tiên bảo tồn thiên nhiên. Chiến dịch cũng muốn thiết lập các vùng cấm xâm phạm ở những khu vực đa dạng sinh học quan trọng.

Đã có nhiều phần bị xây đập, Neretva sẽ không đủ điều kiện trở thành công viên quốc gia sông hoang dã, nhưng việc bảo tồn những đoạn nguyên sơ vẫn có giá trị. Có thể đã quá muộn để ngăn đập Ulog, dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2024, nhưng chiến dịch mới có thể ngăn cản các dự án thủy điện khác nhắm đến vùng nước nguyên sơ ở thượng nguồn.

"Chúng tôi gọi Balkan là "trái tim xanh lam" vì đây là khu vực cuối cùng mà chúng tôi có viên ngọc quý này. Việc những con sông tại đây đã tồn tại qua hàng thập kỷ bị tàn phá giống như một món quà đối với châu Âu và Trái đất. Chúng ta có cơ hội để giữ cho trái tim xanh này tiếp tục đập", Eichelmann nói.

  • Tại sao voi không được nuôi để lấy thịt như chúng ta nuôi lợn?
  • Bí ẩn về nguồn gốc của những xác ướp Ai Cập, tại sao chúng có thể tồn tại hàng nghìn năm?
  • Tàu vũ trụ châu Âu bắt sóng từ lạ, giải mã bí ẩn "Mặt trời ngược"

Nguồn tin: eneoia.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây