Đại diện Viện Hàn lâm Khoa học Nga tuyên bố sẽ sớm công khai các bức ảnh có độ phân giải cao về hóa thạch các vi sinh vật ngoài hành tinh trong thiên thạch cổ đại Orhei.
Tờ Sputnik trích dẫn lời tuyên bố của nhà khoa học Alexei Rozanov, thành viên cấp cao của Viện hàn lâm Khoa học Nga, giám sát viên học thuật tại Khoa Sinh học thiên văn thuộc Viện nghiên cứu Hạt nhân liên hợp, rằng các vi sinh vật ngoài hành tinh hóa thạch có thể đã tồn tại vào thời kỳ khởi đầu của Hệ Mặt trời, tức trước khi Trái đất xuất hiện!
Ảnh đồ họa mô tả Hệ Mặt trời sơ khai, khi mới có hành tinh đầu tiên là sao Mộc được ra đời hoàn chỉnh và các thiên thạch chondrites vẫn còn lang thang khắp nơi - (ảnh: ASTRONOMY).
Một album đặc biệt, dự kiến ra mắt vào tháng 11 sẽ cung cấp nhiều "dấu vết hóa thạch hoàn hảo" bên trong thiên thạch Orhei, thứ rơi xuống Trái đất từ năm 1864 trên địa phận nước Pháp. Các chuyên gia từ Viện Cổ sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, với sự cộng tác của nhà sinh học thiên văn người Mỹ Richard Hoover, đã vận hành một kính hiển vi điện tử có độ chính xác cao từ năm 2015 để thu được một số hình ảnh chất lượng hàng đầu.
Tiến sĩ Rozanov nhấn mạnh: "Đây không phải là một khám phá, mà là một sự thiết lập vững chắc dựa trên các bằng chứng thực tế, chứng minh rõ ràng về panspermia - lý thuyết sự sống được mang đến Trái đất từ không gian". Ông cũng tiết lộ rằng các bức ảnh họ thu thập được là "rất khó để tranh luận".
Theo tiến sĩ Rozanov, dấu vêt hữu cơ có thể tìm thấy trong rất nhiều thiên thạch thuộc dạng chondrites cacbonat, thứ được chứng minh là được tạo nên từ các nguyên tố sơ khai của Hệ Mặt trời, thậm chí là tồn tại từ trước đó. Cho đến nay, tuổi chính xác của thiên thạch của Orhei vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó xưa hơn Trái đất.
Nhà khoa học Michail Kapralov, thành viên nhóm nghiên cứu, đến từ Viện nghiên cứu Hạt nhân Liên hợp, tiết lộ các hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh này là các vi khuẩn từ tính.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn