Nơi lý tưởng, cách ngắm mưa sao băng Lyrids ở Việt Nam tối mai

Thứ bảy - 21/04/2018 23:47

Nơi lý tưởng, cách ngắm mưa sao băng Lyrids ở Việt Nam tối mai

Những người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ được ngắm trọn vẹn mưa sao băng Lyrids (hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) vào ngày 22 và 23/4 này.

Người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể được ngắm trọn vẹn mưa sao băng Lyrids (hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) vào tối ngày 22 và rạng sáng ngày 23/4 này với 15-20 vệt sao băng/giờ.

Tin vui đến cho những người yêu thiên văn Việt Nam nói chung, và những người yêu mưa sao băng nói riêng, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, cho biết, những người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ được ngắm trọn vẹn mưa sao băng Lyrids (hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) vào ngày 22 và 23/4 này.

Với điều kiện thời tiết tốt và ở các vùng có điều kiện khí quyển ít ô nhiễm, người quan sát có thể thấy nhiều là 20 sao mỗi giờ.


Người xem cần quan sát bằng mắt thường và không nên dùng kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào. (Ảnh minh họa).

Thời điểm quan sát hiện tượng này là rạng sáng ngày 22 và 23/4 (sau nửa đêm và trước khi mặt trời mọc), bởi chòm sao này đã nằm trên bầu trời phía Đông, hơi chệch sang phía Đông Bắc.

Để xác định chòm sao cần quan sát, bạn tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía Đông, lập thành một tam giác lớn gồm 3 đỉnh là các sao Vegam Altair và Deneb.

Để việc quan sát được hiệu quả, người xem cần quan sát bằng mắt thường và không nên dùng kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào. Chọn địa điểm quan sát có trường nhìn rộng, người ngắm sao băng nên chọn những chỗ đất cao, xa ánh điện thành phố, tránh xa những nguồn sáng nhân tạo như đèn đường để có thể nhìn rõ những vệt sáng băng qua. Người xem có thể đem theo một ghế tựa và tấm mềm để thoải mái ngắm nhìn thiên hà về đêm.

Mưa sao băng Lyrids là trận mưa nhỏ diễn ra từ ngày 16-25/4 nhưng thời gian đạt cực điểm là đêm 22/4 đến sáng 23/4. Trước và sau khoảng thời gian này, người xem vẫn có thể nhìn thấy một số lượng nhỏ sao băng.

Mưa sao băng Thiên Cầm được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, là một trận mưa sao băng trung bình với khoảng 15-20 vệt sao băng một giờ. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận trường hợp sao băng Lyrids “bùng nổ” trên bầu trời như năm 1982, mưa sao băng Lyrids đạt tới 180-300 vệt sao băng chỉ trong vài phút hay năm 1922 mưa sao băng đạt 100 vệt/giờ.

  • Đêm chủ nhật tuần này sắp có mưa sao băng Lyrids

Nguồn tin: eneoia.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây