Khúc cây "gọi bão" khiến các nhà khoa học sợ hãi

Thứ hai - 12/09/2016 23:12

Khúc cây "gọi bão" khiến các nhà khoa học sợ hãi

Khi buộc khúc cây dựng đứng giữa lòng hồ Crater ở Oregon, Mỹ, các nhà nghiên cứu hoảng sợ chứng kiến bão gió đột nhiên kéo đến, khiến họ phải tháo nó ra.

Khúc cây dựng đứng giữa lòng hồ Crater. Ảnh: NPCA.

Theo Earthables, một khúc cây trôi nổi dài 9 mét trở nên nổi tiếng ở Oregon từ nhiều thập kỷ qua và được mệnh danh "The Old Man of the Lake", tạm dịch là Ông già hồ Crater. Người đầu tiên báo cáo về khúc cây vào năm 1902 là nhà địa chất học Joseph S. Diller. Khúc cây đường kính 0,6 mét, nhô lên cách mặt nước 1,2 mét, có vỏ bị vỡ thành nhiều mảnh và bạc màu do ánh nắng Mặt Trời.

Năm 1988, các nhà khoa học thả một chiếc tàu ngầm nhỏ xuống hồ Crater để nghiên cứu hoạt động địa nhiệt. Họ quyết định dùng khúc cây làm mốc xác định phương hướng và buộc cố định nó gần đảo Wizard bỏ hoang ở giữa hồ. Nhưng bầu trời ngay lập tức tối sầm và một cơn bão kéo đến, khiến nhóm nghiên cứu sợ hãi và phải lập tức cởi dây buộc khúc cây. Sau đó, bầu trời trở nên quang đãng và những đám mây tan biến. Sau sự việc, nhiều người dân địa phương tin rằng khúc cây có khả năng điều khiển thời tiết.

Với niên đại 450 năm, khúc cây dường như bất chấp mọi định luật vật lý để dựng đứng trong khi trôi nổi thường xuyên. Nó đã di chuyển qua hàng nghìn kilomet từ khi được trông thấy lần đầu, theo Hiệp hội Bảo tồn Công viên Quốc gia Mỹ.

Nhà tự nhiên học John Doerr từng dành ba tháng theo dõi lộ trình di chuyển của khúc cây vào năm 1938. Ông ghi nhận khúc cây trôi đi rất xa và đôi khi với tốc độ cực nhanh. Từ 1/7 đến 30/9/1938, khúc cây đã vượt qua hơn 100 km và trong ngày gió bão, nó di chuyển hơn 6 km.  

Các nhà nghiên cứu cho rằng ban đầu, khúc cây bị gãy lìa trong một trận lở đất ở ven hồ. Nó rơi xuống nước và đất đá lẫn vào bộ rễ dài rộng của cây, giúp cố định phần gốc khúc cây. Những khúc gỗ kiểu này thường trôi nổi và sau đó chìm xuống nước sau vài năm. Tuy nhiên, Old Man là ngoại lệ mà các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân. Khúc gỗ cũng không bị mục hay phân hủy.

Dave Grimes, nhân viên bảo vệ ở Công viên quốc gia Hồ Crater, cho rằng dòng nước sạch mát của hồ giúp bảo quản khúc cây trong khi phần gỗ nổi trên mặt nước đặc rắn hơn cho phép khúc cây duy trì tư thế thăng bằng.

Xem thêm:  Cổ thụ 100 tuổi vượt biển bằng sà lan

Phương Hoa

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây