Thay vì phương pháp tập kết rác rồi chôn lấp, hay xây dựng các lò đốt rác, việc đổ rác xuống nơi sâu nhất thế giới liệu có thực sự khả thi? Chúng ta sẽ sử dụng cách nào để vận chuyển rác xuống đó?
Rãnh Mariana nằm trên phần đáy khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana, kéo dài tới gần Nhật Bản, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1858 bởi một con tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh mang tên “HMS Challenger”.Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1951, tàu Challenger II mới thực hiện những khảo sát ban đầu về nơi sâu nhất trái đất này. Bằng kỹ thuật sóng âm tại thời điểm bấy giờ, người ta đã ước lượng được phần đáy của rãnh Mariana.
Sở hữu chiều dài 2550 km, bề rộng 69 km cùng độ sâu lên đến 10.971 m, rãnh Mariana chính là nơi "tận cùng" của trái đất. Để dễ hình dung, chúng ta có thể đặt trọn đỉnh núi cao nhất thế giới Everest xuống rãnh Mariana mà vẫn còn thừa đến khoảng 2km để có thể chạm tới mặt nước biển.
Cảnh tượng dưới đáy của rãnh Mariana.
Rãnh Mariana cũng là nơi sâu nhất trên lớp vỏ Trái Đất, với điểm tận cùng của rãnh này chỉ cách tâm hành tinh Xanh khoảng 6.366km. Vào ngày 26/3/2012, đạo diễn lừng danh James Cameron đã trở thành người đầu tiên chinh phục rãnh Mariana bằng việc điều khiển con tàu ngầm Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét.
Chứng kiến độ sâu kinh khủng của rãnh Mariana, không ít người đã nảy ra ý tưởng khá thú vị: Chúng ta có thể tận dụng luôn rãnh sâu nhất thế giới này làm nơi chứa rác cho toàn bộ thế giới.
Hiện tại, mỗi năm con người thải ra khoảng 2 tỷ tấn rác. Con số này sẽ tăng lên 3,5 tỷ tấn vào năm 2030. Trong khi đó, theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, rãnh Mariana lớn đến mức nó có thể chứa lượng rác con người thải ra trong hàng nghìn năm. Thay vì phương pháp tập kết rác rồi chôn lấp, hay xây dựng các lò đốt rác, việc đổ rác xuống nơi sâu nhất thế giới liệu có thực sự khả thi? Chúng ta sẽ sử dụng cách nào để vận chuyển rác xuống đó?
Để trả lời câu hỏi này, kênh Youtube nổi tiếng What If đã thực hiện một video giải thích những gì sẽ diễn ra khi chúng ta đổ rác vào rãnh Mariana.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn