Yêu cầu làm rõ vụ bác sĩ ngâm mẫu vật vào cồn, nghi can thoát án giao cấu

Thứ hai - 08/05/2017 09:52

Yêu cầu làm rõ vụ bác sĩ ngâm mẫu vật vào cồn, nghi can thoát án giao cấu

Nhiều vấn đề trong vụ án cần được xác minh, điều tra lại để làm rõ có hay không hành vi giao cấu và dâm ô với trẻ em.

Căn nhà rách nát của gia đình ông Q. 

Ngày 7-5, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết cơ quan này đã có văn bản chuyển đơn của ông LVQ (cha hai bé gái bị giao cấu và dâm ô tại xã Đa Mi) đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm Thuận Bắc yêu cầu làm rõ. Đơn của ông Q. là không đồng ý với nội dung thông báo của Công an huyện Hàm Thuận Bắc theo hướng không khởi tố hình sự với TTT (ngụ huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), đã có hành vi xâm hại hai con gái ông.

Giám định tuổi và thoát tội

UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm Thuận Bắc kiểm tra, làm rõ vụ việc và xử lý theo thẩm quyền, đúng pháp luật và có văn bản trả lời cho ông Q. Kết quả giải quyết của công an cũng phải thông báo gửi về để UBND tỉnh biết.

Liên quan đến vụ việc, ông B. (hàng xóm của gia đình ông Q.) cho biết ông sẵn sàng ra làm nhân chứng việc T. đã có hành vi xâm hại tình dục bé V. (13 tuổi) là em gái của bé H. (đã có thai với T.). Theo ông B., sáng 9-10-2016, vợ chồng ông đang ở nhà thì nghe tiếng khóc, kêu cứu. Ông chạy ra sân thì thấy bé V. vừa chạy vừa khóc, phía sau là bé H. và T. Thấy vậy ông mở cổng cho bé V. vào nhà và bé đã thuật lại chuyện bị xâm hại. Sau đó ông B. đã gọi điện thoại báo cho Công an xã Đa Mi đưa T. về làm việc.

Điều dư luận nghi ngờ là trong vụ này kết luận giám định độ tuổi của công an huyện để làm căn cứ không khởi tố với T. Theo ông Q., trong giấy khai sinh con gái ông là bé H. ghi sinh ngày 13-12-2000. Sau chuyện xảy ra với bé V. thì bé H. thú nhận là quen T. đã lâu và nhiều lần quan hệ. Ngày 28-10-2016, gia đình đưa bé H. đi siêu âm thì phát hiện bé đã có thai khoảng sáu tuần tuổi. Ông Q. báo công an huyện thì được đề nghị chờ bé H. sinh con rồi giám định ADN để xử lý. Sau đó bé H. bị sẩy thai nhưng bệnh viện không bảo quản được mẫu vật để giám định ADN.

Theo giấy khai sinh, thời điểm T. quan hệ với bé H. khi bé chưa đủ 16 tuổi. Tuy nhiên, công an cho là khai sinh trễ hạn nên trưng cầu giám định độ tuổi của bé H. Kết quả giám định nêu: “Tại thời điểm giám định, bé H. từ 15 tuổi chín tháng đến 16 tuổi ba tháng”. Từ đó công an huyện tính ngày T. giao cấu dẫn đến có thai khi bé H. đã 16 tuổi bảy ngày nên không cấu thành tội giao cấu với trẻ em.

Hai bé V. và H. sau khi xảy ra sự việc. Ảnh: P.NAM

Khi nào cần giám định tuổi?

Các chuyên gia cho rằng theo Điều 14 Luật Hộ tịch và Điều 6 Nghị định 123/2015 của Chính phủ thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, là thông tin cơ bản của cá nhân.

Cách xác định độ tuổi của người bị hại là người chưa thành niên được quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2011 giữa VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ LĐ-TB&XH. Theo đó, CQĐT có thể trưng cầu giám định tuổi xương khi không có tài liệu nào khẳng định tuổi của người bị hại hoặc có nhưng mâu thuẫn và có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.

Luật sư (LS) Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM) cho rằng nếu thu thập được giấy chứng sinh thì trường hợp này không cần giám định. Giám định độ tuổi chỉ phù hợp nếu như bé H. không tìm được giấy chứng sinh mà chỉ có giấy khai sinh trễ hạn. Vụ này chưa rõ CQĐT có thu thập được các tài liệu khác ngoài giấy khai sinh trễ hạn hay không. Về nguyên tắc, công an có quyền đặt ra nghi vấn vì độ tuổi là chứng cứ xác định tội danh...

“Thực tế kết quả giám định sẽ có biên độ sai sót. Cho nên giấy khai sinh là loại giấy tờ hộ tịch có giá trị pháp lý cao nhất để xác định ngày tháng năm sinh” - TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM) nói. Theo TS Tuấn, trong vụ này, trước khi giám định phải thu thập thêm giấy tờ về tính xác thực của ngày sinh chứ không chỉ dựa vào yếu tố khai sinh trễ hạn. Nếu có giấy tờ khác căn cứ xác định ngày sinh thì không cần trưng cầu giám định.

Theo LS Nguyễn Văn Hồng (Đoàn LS TP.HCM) thì người bị hại có giấy khai sinh bản gốc để xác định tuổi, ngày sinh rõ ràng. Đây là tài liệu pháp lý cao nhất để xác định tuổi nếu không có mâu thuẫn với các tài liệu khác như hộ khẩu, hồ sơ học sinh, lời khai của người đại diện hợp pháp của người bị hại. Do đó cần căn cứ vào giấy khai sinh hợp pháp để tính tuổi của người bị hại, dù có trễ hạn.

Chỉ khi có mâu thuẫn trong các giấy tờ hộ tịch trong việc xác định tuổi thì mới phải trưng cầu giám định. Theo đó, CQĐT cần làm rõ và phối hợp với các tài liệu, chứng cứ khác như hộ khẩu, hồ sơ học sinh, lời khai của người đại diện hợp pháp của người bị hại, người đỡ đẻ về thời điểm sinh người bị hại, các nhân chứng biết về việc này…

Đối tượng thừa nhận nhưng…

Ngoài lý do độ tuổi nêu trên, thông báo của Công an huyện Hàm Thuận Bắc còn cho rằng việc T. và bé H. thừa nhận đã giao cấu nhiều lần nhưng không có cơ sở để chứng minh. Đối với hành vi dâm ô với bé V., theo công an huyện thì dù T. đã thừa nhận nhưng đây là lời khai của các đối tượng, không có chứng cứ nào khác để chứng minh. Vì theo kết quả giám định vùng sinh dục bé V. không có dấu vết tổn thương. Từ đó công an cho rằng không đủ cơ sở để chứng minh T. có hành vi dâm ô với bé V.

Bác sĩ ngâm mẫu vật vào cồn, nghi can thoát án giao cấu

Theo các chuyên gia, tế bào mẫu mô tươi bảo quản trong dung dịch cồn sẽ chết, không thể giám định.

Bấm xem ngay >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây