Vào năm ngoái, Phó chủ tịch tập đoàn công nghệ lớn nhất Hàn Quốc – ông Yay Y Lee cùng một số quan chức cao cấp khác của hãng đã vướng phải cáo buộc hối lộ tới Tổng thống nước này, bà Park Geun Hee. Chỉ sau sự cố trên vài tuần, tập đoàn đã có hai sự thay đổi lớn.
Thông báo đầu tiên cho biết, tập đoàn đã chính thức rời khỏi Tổ chức vận động hành lang lớn nhất nước này - Liên đoàn ngành công nghiệp Hàn Quốc (Federation of Korean Industries – KFI). KFI được xem là một trong những “mắt xích” quan trọng trong vụ bê bối tham nhũng vừa qua, bị cáo buộc là “nhân vật trung gian” giữa các thành viên của tổ chức và văn phòng tổng thống.
Phó chủ tịch tập đoàn Samsung bị cáo buộc biển thủ và hối lộ.
Tuy nhiên, động thái này không gây bất ngờ tới các tổ chức khác bởi trước đó quyết định này đã được ông Lee công bố trong một phiên điều trần quốc hội diễn ra vào năm ngoái.
Ngoài ra, hãng cũng tuyên bố sẽ giải thể văn phòng chiến lược sau khi bị chính phủ nước này phát hiện có liên quan tới vụ bê bối tham nhũng. Văn phòng chiến lược được biết đến là nơi quy tụ khoảng 200 nhân viên ưu tú đến từ các tập đoàn hàng đầu quốc gia, là nơi giúp gia đình ông Lee đưa ra các quyết định quan trọng như: chuyển dịch cơ cấu và đầu tư cho các doanh nghiệp mới.
Sau những thay đổi trên, Samsung vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào khác về kế hoạch phát triển trong tương lai. Bất chấp những rối ren trong nội bộ tập đoàn và sự cố “khai tử” Galaxy Note 7, hãng vẫn thu về khoản lợi nhuận lớn trong nhiều quý tài chính.
Mặc dù chưa được công bố chính thức nhưng Galaxy S8 của hãng luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Dự kiến, mẫu smartphone cao cấp này sẽ được hé lộ tại sự kiện Triển lãm di động lớn nhất thế giới – MWC diễn ra vào cuối tháng. Do đó, người tiêu dùng có thể chắc chắn một điều: bất kể lãnh đạo công ty có sự luân chuyển như thế nào, các sản phẩm kinh doanh của Samsung sẽ không có xu hướng thay đổi trong tương lai gần.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn