Ngành nghề HOT tại Việt Nam: Mức lương "khủng" nhưng thiếu nhân lực, triển vọng trong chục năm tới

Thứ tư - 20/07/2022 16:32

Ngành nghề HOT tại Việt Nam: Mức lương "khủng" nhưng thiếu nhân lực, triển vọng trong chục năm tới

Cuộc cách mạng 4.0 dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm của lĩnh vực logistics, đòi hỏi nhân lực trong ngành này với số lượng lớn trong nhiều năm tới.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Việt Nam với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh nên được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Theo định nghĩa một cách khái quát nhất, logistics có thể được hiểu là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng.

Đây được xem là một ngành nghề quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các hoạt động thương mại tăng trưởng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu… Theo Báo cáo "Đánh giá Cạnh tranh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Ngành Logistics tại Việt Nam" năm 2019: Ngành logistics của Việt Nam đạt tốc độ phát triển bình quân 12%-14%/năm, đóng góp vào GDP từ 4%-5%.

Logistics là ngành nghề hot nhiều năm trở lại đây.

Các số liệu báo cáo trong một thập kỷ trở lại đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,25 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 668,5 tỷ USD năm 2021. Đáng lưu ý, dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, song xuất nhập khẩu năm 2021 của cả nước vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD. Trong số đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%; xuất siêu hơn 4 tỷ USD. 

Với kết quả này, Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế nói chung và dịch vụ logistics nói riêng. Đặc biệt, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư, hoạt động logistics ở thập niên thứ ba của thế kỷ 21 sẽ có những bước phát triển mạnh hơn nữa, đặc biệt sẽ tập trung vào một số xu thế như: Big data, blockchain, logistics đô thị, trung tâm logistics, chuỗi cung ứng toàn cầu, trung tâm logistics, dịch vụ giá trị gia tăng… hứa hẹn sự phát triển vượt bậc của ngành nghề này tại nước ta trong tương lai.

Tuy nhiên, lại có một bài toán được đặt ra cùng với sự phát triển của dịch vụ logistics - bài toán về nguồn nhân lực. Sự bùng nổ nóng bỏng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Dù nhân lực được xem là có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết để năng lực cạnh tranh nền kinh tế và phát triển ngành dịch vụ logistics, thế nhưng nguồn nhân lực của ngành logistics cũng yếu và thiếu, mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của thị trường. 

Theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động mới.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có khoảng 4.000 công ty logistics chuyên nghiệp (trên tổng hơn 30.000 doanh nghiệp), nhưng thực tế nguồn nhân lực chuyên ngành chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng đến 2030 là hơn 200.000 nhân lực, thậm chí ngay khi dịch bệnh đang diễn ra, có đến 34,88% doanh nghiệp logistics vẫn muốn tuyển thêm nhiều nhân sự mới. Chính vì vậy, ngành học logistics là một trong những nhóm ngành có triển vọng phát triển nghề nghiệp và cơ hội việc làm hàng đầu tại nước ta.

Logistics hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

Trong bối cảnh phát triển yêu cầu nhân lực ngành logistics có giải pháp vừa phải duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ, vừa phải có tư duy định hình thay đổi để bắt kịp với thế giới, tạo ra các bước đột phá. Sinh viên ngành logistics tại các trường đại học không chỉ được đào tạo bài bản những kiến thức nền tảng (lý thuyết) mà còn phải nắm rõ các tình huống ví dụ thực tiễn, bài tập thực hành trong thực tế về toàn bộ những nội dung liên quan đến giao nhận quốc tế, hải quan, chi phí logistics, hãng tàu, kho bãi hàng hóa,…

Hiện nay, nhiều trường đại học của Việt Nam đã đào tạo ngành học logistics như một ngành học mũi nhọn cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Hàng hải, Đại học Bách Khoa, Đại học Thương Mại... đều đã có Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic), Khai thác vận tải, Khoa học hàng hải, logistics và quản lý chuỗi cung ứng…  đào tạo chuyên sâu về logistics. 

Nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đã đào tạo chuyên sâu về logistics.

Là ngành nghề “hot” nhiều năm trở lại đây, ngành logistics cũng có điểm chuẩn đầu vào tại các trường đại học khá cao. Năm 2021, điểm chuẩn trung bình của ngành này là từ 23 - 28 điểm. Tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế (LSIC) là ngành có điểm chuẩn cao nhất - 28,33. Điều này chứng tỏ được việc học sinh và phụ huynh không chỉ đặc biệt quan tâm tới ngành nghề này mà còn bắt kịp xu thế phát triển trong bối cảnh hội nhập của đất nước ở thời đại mới. 

Một học viên chuyên ngành logistics sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, thể hiện tốt khả năng ở nhiều vai trò trong một doanh nghiệp như có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung… Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng quy trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng…

Tùy và khả năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc mà các nhân viên ngành logistics sẽ có những mức lương khác nhau. Tuy nhiên do là nhóm ngành nghề mới, đang được săn đón và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên đa phần mức lương của ngành logistics cao hơn hẳn so với các ngành nghề khác. Khi mới ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế, nhân viên hải quan, nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ… với mức lương từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng.

Sau nhiều năm kinh nghiệm, họ có thể đạt tới mức lương trên 20.000.000 đồng/tháng, thậm chí là “khủng” hơn ở vị trí quản lý chuỗi cung ứng (chủ quản) tùy vào quy mô doanh nghiệp. Theo dữ liệu của Salary Explorer, một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam thường kiếm được trung bình khoảng 30.000.000 đồng/tháng/người. Trong đó, mức lương thấp nhất là 14.700.000 VND và cao nhất là 46.800.000 VND.

Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nganh-nghe-hot-tai-viet-nam-muc-luong-khung-nhung-...Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nganh-nghe-hot-tai-viet-nam-muc-luong-khung-nhung-thieu-nhan-luc-trien-vong-trong-chuc-nam-toi-a571290.html

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách
Dế là loài nuôi tự nhiên nên ít bệnh dịch, không cầu kỳ về thức ăn, nhu cầu tiêu dùng thị trường lại khá cao như chế biến món ăn hoặc bán cho người...
Bấm xem >>

Tin tức 24h

Theo HÀ ANH (Người đưa tin)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây