Đầu tư 4,2 triệu bảng Anh nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam

Thứ năm - 18/08/2016 22:45

Đầu tư 4,2 triệu bảng Anh nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam

Dự án nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam – RISE đã chính thức khởi động. Dự án kéo dài 6 năm, có giá trị 4,2 triệu bảng Anh.

Được triển khai từ năm 2015, nghiên cứu cải thiện Hệ thống giáo dục (RISE) là một chương trình nghiên cứu có quy mô đa quốc gia, nhằm xây dựng một cơ sở luận cứ mang tầm quốc tế, hỗ trợ quá trình xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục, và góp phần nâng cao thành tích học tập của trẻ em tại các nước đang phát triển.

RISE được Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Bộ Ngoại giao & Thương mại Úc (DFAT) tài trợ 27,6 triệu bảng Anh, 9,85 triệu đô Úc cho việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu tại 6 nước đang phát triển. Dự án tại Việt Nam là một trong 4 dự án nghiên cứu hiện đang được triển khai ở các quốc gia.

Đánh giá về giáo dục Việt Nam, RISE nhận định, thành tựu xuất sắc về giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trong hơn hai thập kỷ qua của Việt nam đã thu hút được sự quan tâm lớn của quốc tế. Cụ thể, tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học của Việt Nam là 97%, và tỷ lệ học sinh theo học trung học cơ sở là 92%.

Theo kết quả của công cụ đánh giá trình độ học vấn toàn cầu Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2012, Việt Nam xếp hạng thứ 17 trên 65 nước tham dự về toán và thứ 19 về khả năng đọc hiểu, vượt qua những nước giàu có hơn nhiều về nền kinh tế như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Thành công của Việt Nam đặt ra những câu hỏi quan trọng cho giáo dục Việt Nam và các nước phát triển khác: Làm thế nào Việt Nam có thể đạt được kết quả tốt như vậy? Liệu Việt Nam có thể cung cấp các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các nước phát triển khác? Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ thành công để tiếp tục tăng cường giáo dục cho mọi người?

Trả lời những câu hỏi nêu trên, dự án RISE tại Việt Nam kéo dài trong 6 năm, có giá trị 4,2 triệu bảng Anh sẽ thực hiện kiểm chứng và giải thích các thành tựu và trở ngại đối với giáo dục Việt Nam giai đoạn 1990 – 2015; Ước lượng tác động của chương trình Mô hình trường học mới (VNEN) đối với việc học và thời gian tại trường của trẻ em cấp tiểu học và trung học cơ sở; Ước lượng tác động của các cải cách chương trình học dự kiến thực hiện năm 2018 đối với việc học và thời gian tại trường của trẻ em cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những bài học quan trọng giúp Việt Nam tăng cường cải cách hệ thống giáo dục, cũng như hỗ trợ các quốc gia khác xây dựng các chính sách để nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

Nhóm nghiên cứu tại Việt Nam là một đội ngũ nghiên cứu đa ngành bao gồm các chuyên gia nghiên cứu đến từ các tổ chức trên khắp thế giới, bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Hà Lan.

Cơ quan điều phối chính của dự án là trường đại học Minnesota, trường đại học đã tham gia nhiều nghiên cứu về giáo dục Việt Nam trong hàng chục năm qua.

Trung tâm phân tích và dự báo, cơ quan chuyên về chính sách thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu chiến lược của Chính phủ Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển Mekong – cơ quan nghiên cứu khoa học độc lập chuyên về chính sách công và các thay đổi xã hội.

Trong 2 năm tới, Dự án sẽ thực hiện “Chẩn đoán hệ thống” nền giáo dục Việt Nam; Phân tích các số liệu định lượng sẵn có để hiểu rõ hơn về kết quả giáo dục khá cao của Việt Nam; thu thập số liệu định tính và định lượng từ giáo viên, học sinh ở 200 trường THCS để phân tích tác động của VNEN và cải cách chương trình học…; thu thập số liệu định tính, định lượng của giáo viên, học sinh ở 100 trường tiểu học để phân tích cải cách chương trình học và phỏng vấn các cán bộ giáo dục ở tất cả các cấp về thực hiện cải cách…

Hồng Hạnh

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây