Hiện nay, nhiều câu hỏi Toán học cho trẻ em tiểu học đôi khi không phải tính toán đơn thuần, mà còn mang tính chất hỏi đố, lắt léo, qua đó nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, phán đoán nhưng đồng thời cũng khiến học sinh hoang mang, dễ mắc sai lầm, thậm chí phụ huynh cũng không nghĩ ra đáp án chính xác.
Mới đây, một bà mẹ Trung Quốc đã đăng tải đề Toán của con mình lên mạng xã hội. Bà than thở con trai mình trước giờ luôn được 100 điểm, tuy nhiên, sau bài thi lần trước thì chuỗi kỷ lục đó đã bị phá bỏ.
Trong lúc xem lại kết quả bài kiểm tra của con, người mẹ này phát hiện dường như giáo viên đã chấm sai một câu.
Đề bài như sau: "Trong lớp có 11 bóng đèn, nhưng sau đó 4 đèn tắt sáng. Hỏi trong lớp còn bao nhiêu đèn?".
Đáp án của cậu bé "11 - 4 = 7" đã bị cô giáo gạch bỏ.
Người mẹ khó hiểu khi con trai viết "11-4=7" vẫn bị gạch sai.
Hơn nữa, giáo viên cũng cho biết trong nhóm phụ huynh rằng, trong số hơn 40 học sinh, chỉ có một học sinh đạt điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra môn toán này.
"Mọi người xem kỹ câu hỏi nhé. Câu này hỏi còn bao nhiêu đèn chứ không phải có bao nhiêu đèn còn sáng nên đáp án đúng là 11. Đơn giản vậy thôi. Đây là kỳ thi học sinh giỏi và câu hỏi chủ yếu là kiểm tra khả năng tư duy và khả năng thích ứng của trẻ".
Nhiều phụ huynh sau đó đành chấp nhận khi nghe lời giải thích của cô giáo. Tuy nhiên, một người cho rằng đề bài này chưa đủ chặt chẽ.
Còn một số vị phụ huynh thắc mắc liệu bài Toán suy luận kiểu này có phù hợp với kiến thức tiểu học. Một người còn dẫn ra ví dụ khác rằng: "Một xe ô tô 10 chỗ, trong đó 7 trẻ em đã ngồi vào. Hỏi còn bao nhiêu vị trí trống".
Tưởng chừng đáp án được đưa ra dễ dàng là: "10 - 7 = 3 (vị trí)". Tuy nhiên, cách làm này lại hoàn toàn sai vì trẻ em không thể tự lái xe, nên cần 1 tài xế là người lớn đã ngồi vào trước. Từ đó suy ra số vị trị trống là: 10 - 7 - 1 = 2 (vị trí).
Một bài Toán khác cũng gây khó khăn tương tự.
Trên thực tế, nếu những bài toán tư duy chỉ là một bài tập nâng cao nhỏ xen kẽ trong những bài toán thông thường để luyện trí thông minh cho trẻ có thể mang tới kết quả tích cực. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý xem xét tính thực tế và logic của nội dung để khỏi tác động tới sự tiếp nhận về kiến thức của trẻ.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/dspl/dap-an-11-4-7-bi-giao-vien-cham-sai-va-loi-ly-giai-gay-...
Tin tức 24h
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn