Gần 40 năm qua, bên cầu Bình Lợi, một xóm chài nghèo yên bình duy nhất còn sót lại trên sông Sài Gòn
Chiều dần buông xuống, xóm chài duy nhất còn sót lại tại TP.HCM nằm dưới chân cầu Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh). Những chiếc ghe gỗ chắp vá, phủ những tấm bạt mái tôn phía trên để che chở lúc nắng mưa, gió giông được neo đậu ngay dưới chân cầu tạo thành xóm vạn chài nghèo lọt thỏm giữa phố xá nhộn nhịp, cao ốc hiện đại.
Ông Nguyễn Văn Chúc (52 tuổi, cư dân trong xóm chài) cho biết, xóm chài hình thành cách đây gần 40 năm. Trước đó, cha mẹ ông cùng một số người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Ban đầu, những người này đến xóm Mới (nay là đoạn sông Vàm Thuật, phường An Phú Đông, quận 12) chài lưới. Sau năm 1975, họ bắt đầu chuyển về dưới chân cầu Bình Lợi và hình thành nên xóm chài cho đến ngày nay.
“Lúc mới chuyển về đây xóm chài rất đông đúc, nghe thuyền neo đậu san sát nhưng càng về sau tôm cá càng ít, nhiều người bỏ ghe lên bờ lập nghiệp, số khác chuyển đến nơi khác sinh sống nên xóm chài ngày càng heo hút. Khi thời tiết thuận lợi dân chúng tôi chèo ghe buông lưới trên sông bắt con tôm, cá, khi giông gió chúng tôi lại neo ghe về đây trú ngụ”, ông Ba Chúc nói.
Theo các ngư dân ở xóm chài, do tôm cá cạn kiệt và không nhiều như lúc xưa nên cuộc sống của dân xóm chài cũng lao đao trong thời kỳ đắt đỏ về giá cả. Cảnh bữa đói, bữa no là chuyện thường ngày. Tuy nhiên, ngư dân ở xóm chài vẫn đánh bắt theo cách truyền thống bằng lưới, chài. “Hôm nào may mắn bắt được nhiều cá thì kiếm được 200.000đ đổi lấy gạo, mắm và thịt. Nếu không may thì cũng được dăm ba chục hay gần 100.000. Cuộc sống của chúng tôi ở đây là vậy, làm theo con nước và sống nhau bằng tình người”, ngư dân Nguyễn Văn Ái nói.
Tuy cuộc sống khó khăn, nghèo khổ nhưng cư dân xóm chài sống với nhau rất thật thà, chất phác, sẵn sang nhường từng bát cơm, chén nước cho nhau trong lúc khó khăn. Và cũng từ xóm chài này, nhiều sinh mạng đã được các ngư dân giành giật với “hà bá”. Họ đã cứu sống gần cả trăm người và vớt gần cả ngàn xác chết trôi trên sông.
Những chiếc ghe gỗ chắp vá, phủ những tấm bạt mái tôn phía trên để che chở lúc nắng mưa, gió giông được neo đậu ngay dưới chân cầu tạo thành xóm vạn chài nghèo lọt thỏm giữa phố xá nhộn nhịp, cao ốc hiện đại.
Trước đó, nhiều người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Ban đầu, những người này đến xóm Mới (nay là đoạn sông Vàm Thuật, phường An Phú Đông, quận 12) chài lưới. Sau năm 1975, họ bắt đầu chuyển về dưới chân cầu Bình Lợi và hình thành nên xóm chài cho đến ngày nay. Những người trong xóm chài này đều có họ hàng, thân thiết với nhau
Công việc của ngư dân ở đây làm theo con nước. Nước rút thì dễ buông chài, lưới và bắt được nhiều cá. Ngày nào hên thì kiếm được 200.000 đồng, có ngày kiếm được dăm ba chục cũng đủ tiền đổi mắm, gạo”, ngư dân Ái cho biết
Những loại các được các ngư dân đánh bắt giữ lại một ít để làm thức ăn.
Những lúc rảnh, ngư dân xóm chài tranh thủ vớt phế liệu, ve chai trên sông để kiếm thêm thu nhập
Tuy cuộc sống khó khăn, bấp bênh nhưng người dân nơi đây sẵn sàng chia sẻ cho nhau từng bát cơm, chén nước
Ngư dân tên Chứng (54 tuổi) không lập gia đình. Ông có mấy con cún làm bầu bạn. “Nghèo quá với lại lênh đênh sống nước thế này nên cũng không dám lấy ai, sợ họ khổ”, ông Chứng nói.
Những người phụ nữ theo chồng sống hàng chục năm và theo con nước
Những thanh niên theo ba mẹ lớn trên trên xóm chài bên cầu Bình Lợi
Tuy cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng người dân nơi đây họ cảm thấy bình an, không phải bon chen với cuộc sống giữa chốn Sài thành phồn hoa
Từ xóm chài này, nhiều sinh mạng đã được các ngư dân giành giật với “hà bá”. Họ đã cứu sống gần cả trăm người và vớt gần cả ngàn xác chết trôi trên sông, ông Ba Chúc là những người trong số đó.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn