Hôm nay, ngày mùng 9 tháng giêng. Lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra tưng bừng, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương đón xem.
Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ. Sau này, điệu múa trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến ngày 12 tháng giêng hàng năm.
Tâm điểm của lễ hội là điệu múa dân gian “con đĩ đánh bồng”. Những chàng trai gốc làng Triều Khúc mặc váy yếm đào, chít khăn mỏ quạ, điểm phấn son, giả làm con gái nhảy múa. Trước bụng mỗi người đeo một cái trống bồng.
Hai tiếng trước khi biểu diễn, những chàng trai phải tự trang điểm. Họ bôi son, trát phấn lên mặt sao cho giống nữ giới
Anh Trần Mạnh Quỳnh, đã có thâm niên 14 năm làm “con đĩ” cho biết: Tiêu chí để chọn diễn viên “múa bồng” là những người nam thanh chưa có gia đình và gia đình phải thuộc gia đình văn hóa.
Ông Triệu Đình Hồng, chủ nhiệm Câu lạc bộ Múa bồng cho biết, cuộc sống hiện đại nên những thanh niên làng Triều Khúc không học múa, họ ngại nên gần đây làng phải tổ chức dạy múa cho các em học sinh cấp 2 để nối tiếp truyền thống
“Bôi son, trát phấn, đi lả lướt như con gái làm cho chúng tôi rất ngại ngùng. Những theo năm tháng chúng tôi dần yêu thích điệu múa này”, anh Quỳnh cho biết thêm. Trong ảnh, anh Quỳnh đang tự chít khăn mỏ quạ
Diễn viên múa “con đĩ đánh bồng” phải đi hai tất bởi khi múa họ chỉ đi tất không, tiếp xúc với mặt đường bê tông
Sau khi trang điểm, diện quần áo tứ thân trông không khác gì con gái. Những tràng trai đi vào chùa chuẩn bị múa “con đĩ đánh bồng” trước hàng nghìn du khách
Những thành viên trẻ của đội múa cho biết, đây là lần đầu tiên tô son điểm phấn, mặc đồ giả làm nữ biểu diễn "điệu múa lẳng lơ" rất ngại và hồi hộp nhưng đó là việc chung của làng
Tâm điểm của lễ hội là điệu múa “con đĩ đánh bồng” thu hút khá đông người tò mò đến xem. Khi biểu diễn, các chàng phải nhảy múa uốn éo, thể hiện sự lẳng lơ, bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh
Tất cả du khách đều bị thu hút bởi những chàng trai đánh phấn bôi son, mặc áo mớ ba mớ bảy múa ở sân đình. Không chỉ có thế, những “con đĩ” này còn liếc mắt đưa tình, trao cho nhau những cử chỉ tình tứ không khác gì những cô gái thực thụ.
Trong điệu múa bồng, những nam thanh niên phải thể hiện được cái hồn của điệu múa. Đó là chân tay phải lả lướt, ánh mắt đong đưa và sự phối hợp nhịp nhàng của hai người múa cặp với nhau
Biểu cảm của gương mặt là một trong những yếu tố quan trọng trong múa bồng.
Múa bồng khá mệt mỏi nhưng ai cũng vui vẻ và tự hào vì góp phần giữ gìn bản sắc quê hương được lưu truyền từ bao đời
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn