Vào ngày 5/10/1999, một vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng đã xảy ra ở Anh. Hai chuyến tàu ngược chiều đang chạy ở tốc độ 210km/h đã va phải nhau vì bỏ lỡ tín hiệu đèn đỏ. Vụ tai nạn đó đã cướp đi sinh mạng của 31 người và khiến 227 người bị thương. Trong số những người xuất hiện tại hiện trường, cô Pam Warren, lúc đó là một nữ cố vấn tài chính 32 tuổi đang đi đến một khóa học đào tạo, đã bị thương rất nặng và may mắn thoát chết.
17 năm sau vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng ở Anh, cô Pam Warren, một trong những người may mắn sống sót, đã hồi phục hoàn toàn thể chất nhưng tâm lý cô vẫn bị ám ảnh.
Thứ năm vừa rồi (5/10/2016), sau 17 năm xảy ra thảm kịch, cô xuất hiện trên chương trình Going Back Giving Back của đài BBC để chia sẻ cho mọi người về cái ngày không bao giờ quên đó.
Trong chương trình, cô Pam, hiện 49 tuổi, đã quay trở lại hiện trường vụ va chạm tại Ladbroke Grove, London. Cô thừa nhận mặc dù là người chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn, nhưng cô hầu như không nhớ gì về nó.
Vụ tai nạn đó đã cướp đi sinh mạng của 31 người và khiến 227 người bị thương
Cô nhớ đó là một ngày mùa thu nắng đẹp. Chỉ một giờ trước khi tai nạn xảy ra, cô vẫn ngồi tại ga chờ chuyến tàu đưa cô về London. “Nhiên liệu phun ra từ các động cơ. Tôi bị bỏng rất nặng và là nạn nhân thứ 32 được cứu. Mọi việc xảy ra quá bất ngờ, tôi thực sự không thể nhận ra lúc đó tồi tệ đến mức nào”, cô Pam kể lại.
Vụ tai nạn đó đã khiến cô Pam bị thương rất nặng. Toàn bộ da chân, tay và phần da từ môi trên trở lên của cô đều bị mất hoàn toàn. Cô Pam đã ở trong tình trạng hôn mê khoảng 3 tuần và vào thời điểm đó, các bác sĩ điều trị lo ngại cô sẽ không thể nào qua khỏi được.
Vụ tai nạn đó đã khiến cô Pam bị thương rất nặng. Toàn bộ da chân, tay và phần da từ môi trên trở lên của cô đều bị mất hoàn toàn
Cô Pam đã phải trải qua cuộc phẫu thuật cấy ghép da. Sau đó, cô phải đeo mặt nạ nhựa 23 giờ mỗi ngày trong suốt 18 tháng để giúp phần da mặt nhanh chóng hồi phục. Chính vì lẽ đó mà cô đã được đặt biệt danh là “Lady in the mask” (tạm dịch: Quý cô đeo mặt nạ).
“Tôi thực sự biết ơn chiếc mặt nạ đó và tôi vẫn để nó ở nhà. Nó giống như một người bạn cũ của tôi vậy”, cô Pam chia sẻ.
Cô Pam đã phải trải qua cuộc phẫu thuật cấy ghép da. Sau đó, cô phải đeo mặt nạ nhựa 23 giờ mỗi ngày trong suốt 18 tháng để giúp phần da mặt nhanh chóng hồi phục
Sau 17 năm, vết thương thể xác của cô Pam đã lành, nhưng cô thừa nhận rằng những tổn thương tâm lý vẫn còn ám ảnh cô. Cô bị rối loạn stress sau chấn thương, trở nên chán nản, tự ghét bản thân trong diện mạo mới. Cô đã mất đến 10 năm cho việc trở lại bình thường.
Cô Pam đã phải tìm đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lý. Và cuối cùng cô Pam quyết định sử dụng lại tàu hỏa để khắc phục chứng bệnh tâm lý của mình. “Vào ngày đầu tiên bắt đầu đi tàu lại, tôi phải nghiến răng và rất sợ. Tôi chạy thẳng vào nhà ga và leo nhanh lên tàu. Khi đến nơi an toàn, tôi thở phào nhẹ nhõm”, cô Pam chia sẻ.
Trong chương trình, cô Pam, hiện 49 tuổi, đã quay trở lại hiện trường vụ va chạm tại Ladbroke Grove, London. Cô thừa nhận mặc dù là người chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn, nhưng cô hầu như không nhớ gì về nó.
Giờ đây, cô Pam sẽ cố gắng sống một cuộc sống có ý nghĩa. “Tôi luôn luôn nghĩ rằng mình thật may mắn. Đây là cuộc sống thứ hai của tôi. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt bởi đây là cách để tôi nói cảm ơn những người đã cứu tôi và cho tôi cơ hội sống đến ngày hôm nay”, cô Pam nói.
Cô Pam Warren đã thành lập nhóm người sống sót Paddington để kết nối những người bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn này với nhau. Cô cũng thay đổi nghề nghiệp, thay vì là một cố vấn tài chính, cô đã trở thành một nhà diễn thuyết vận động cho an toàn đường sắt. Cứ đến ngày 5/10, cô sẽ tạm dừng mọi việc và đến trung tâm London để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn 17 năm về trước.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn