Theo SpaceX, các vệ tinh này sẽ hoạt động ở độ cao khác nhau, từ 1.110km đến 1.325km, tức cao hơn cả Trạm Vũ trụ Quốc tế vốn quay quanh Trái đất ở độ cao 400km.
Có hơn 4.000 vệ tinh sẽ được SpaceX phóng lên Trái đất bắt đầu từ năm 2019
Tại phiên điều trần về cơ sở hạ tầng băng rộng với Ủy ban Thượng viên Mỹ liên quan đến hoạt động Thương mại, Khoa học và Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch SpaceX - Patrick Patricia giải thích rằng, SpaceX sẽ bắt đầu quá trình thử nghiệm vệ tinh vào cuối năm nay với các nguyên mẫu.
Sau khi chứng minh thành công với công nghệ của mình, SpaceX sẽ bắt đầu chiến dịch phóng vệ tinh hoạt động trong năm 2019. Các vệ tinh còn lại sẽ được phóng lên theo từng giai đoạn, dự kiến hệ thống sẽ đạt công suất tối đa với các vệ tinh Ka và Ku-Band vào năm 2024. SpaceX dự định phóng hệ thống bởi tên lửa đẩy Falcon 9 - loại tên lửa vừa chứng minh khả năng tái sử dụng.
Mạng lưới này có thể giúp phân bổ tài nguyên băng thông rộng theo thời gian thực, đạt công suất cao ở những khu vực quan trọng và không gây nhiễu cho các hệ thống khác trong không gian hoặc trên mặt đất. SpaceX muốn Internet được gửi trực tiếp đến nhà của khách hàng, giúp giảm đáng kể nhu cầu thiết lập một mạng cáp quang đắt tiền.
Trong báo cáo năm 2015 của FCC, mạng vệ tinh hiện tại cung cấp độ trễ không dưới 600 mili giây (ms), tuy nhiên mạng lưới của SpaceX sẽ giảm bớt vấn đề này do quỹ đạo bay thấp hơn cùng độ trễ 25ms. Độ trễ này có thể so sánh với mạng DSL trên mặt đất.
SpaceX không phải là công ty duy nhất ở thung lũng Silicon quan tâm đến việc xây dựng một mạng lưới các vệ tinh cung cấp kết nối Internet tốc độ cao đến mọi người. Vào năm 2016, Facebook muốn cung cấp quyền truy cập Internet đến các khu vực nông thôn ở các khu vực thuộc vùng hạ Sahara ở châu Phi, nhưng SpaceX đã làm hỏng kế hoạch này sau khi quá trình phóng vệ tinh thất bại.
SpaceX hứa hẹn rằng công nghệ mới của hãng không trở nên lỗi thời và sẽ liên tục cập nhật mạng để đáp ứng nhu cầu từ khách hàng. Trong trường hợp công ty phải phóng thêm vệ tinh để nâng cấp mạng, họ hy vọng những vệ tinh “về hưu” sẽ được xử lý gọn gàng để tránh các vấn đề liên quan đến rác thải vũ trụ.
Sau khi bay vào quỹ đạo của hành tinh đỏ, vệ tinh đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu đã gửi về bức ảnh đầu tiên...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn