Các loại hình hình ảnh và video sẽ bùng nổ trong thời gian tới. (Ảnh minh họa)
3 tỉ bức ảnh, 10 tỉ video được chia sẻ hằng ngày trên internet
Theo một báo cáo toàn cầu về xu hướng internet năm 2016, số lượng chia sẻ hình ảnh và video hàng ngày đã tăng lên 3 tỉ bức ảnh và 10 tỉ video giữa các nền tảng mạng xã hội Snapchat, Facebook, Facebook Messenger, Instagram và Whatapps. Tchuyên trang InfoTrends ước tính, người dùng đã chụp 1,2 nghìn tỉ bức ảnh trên điện thoại thông minh trong 207, từ những bức ảnh selfies và sticker cho đến các ảnh động GIF và các biểu tượng cảm xúc emoji mà mạng xã hội cung cấp.
Xu hướng ấy cũng là tất yếu và dễ hiểu khi mỗi ngày, có tới 94% người dùng Facebook truy cập mạng xã hội này bằng thiết bị di động - một thiết bị công nghệ hỗ trợ quay phim, chụp ảnh và chia sẻ tức thời. Riêng tại Việt Nam, theo ông Dan Neary - Phó Chủ tịch Facebook khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 90% người dân Việt Nam sở hữu smartphone và có 48 triệu người truy cập Facebook bằng thiết bị di động mỗi tháng, trung bình họ tiêu tốn 2 giờ 30 phút để lên mạng bằng thiết bị di động.
Ông Dan Neary - Phó Chủ tịch Facebook khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất hiện tại TP.HCM.
Ông Dan Neary dự báo tới năm 2021, 78% dữ liệu di động sẽ là video. Trong khi đó, một báo cáo khác dự báo việc sử dụng các phương thức giao tiếp mới, các cách thức kể chuyện mới lạ như ảnh động, video clip, hay thực tế ảo đang là xu hướng bùng nổ, dự báo sẽ chiếm gần 75% lưu lượng truy cập di động vào năm 2020. Riêng năm 2017, báo cáo của YouTube cho thấy, người dùng xem hàng tỉ giờ trên dịch vụ của họ mỗi ngày, và tính trung bình mỗi người dùng sẽ dành khoảng 2 giờ mỗi ngày để xem video trực tuyến.
Kỷ nguyên giao tiếp bằng hình ảnh
Trước thực tế trên, có thể thấy chức năng quan trọng nhất của smartphone là camera. Tuy nhiên, trải nghiệm camera trên nhiều dòng smartphone thông thường vẫn còn những hạn chế nhất định, như hình chụp thiếu sáng hoặc cháy sáng, các hiệu ứng hình ảnh đôi khi phải nhờ đến ứng dụng của bên thứ ba.
Video và hình ảnh mang tới cách thức giao tiếp mới trong kỷ nguyên số.
Song một số dòng smartphone mới ra đời đã dần đón đầu được xu hướng công nghệ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Chẳng hạn, Samsung Galaxy S9/S9+ là dòng smartphone đầu tiên có ống kính khẩu độ kép để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Hãng sản xuất khẳng định, thông qua hai mức khẩu độ nhỏ nhất và lớn nhất linh hoạt, S9 và S9+ sẽ giúp thu được nguồn sáng tối ưu vào ống kính, làm giảm nhiễu ảnh và giúp hình ảnh rõ ràng, sắc nét hơn.
Với chế độ quay siêu chậm Super Slow-mo, camera của Galaxy S9 cho phép ghi lại những gì mắt thường không nhìn thấy với những thước phim có tốc độ chậm hơn 32 lần so với các đoạn phim video thông thường, và chậm hơn 4 lần so với các đoạn phim chuyển động chậm trên các smartphone khác. Camera của Galaxy S9 còn sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để có thể biến gương mặt người dùng thành một biểu tượng giao tiếp, chia sẻ cảm xúc mới lạ và độc đáo (AR Emoji).
Theo Samsung , loài người đang bắt đầu bước sang kỷ nguyên giao tiếp bằng hình ảnh. Khi đó, các tính năng chụp ảnh, quay phim siêu chậm, AR Emoji,... mà họ đang đầu tư nghiên cứu, phát triển sẽ giúp ích cho trải nghiệm và sự giao tiếp giữa người với người trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn.
Không chỉ là góc nhìn từ Samsung, nhiếp ảnh gia Maika Elan cũng có cùng nhận định. Theo Maika, ngày xưa, chúng ta chụp ảnh bằng phim cuộn và phải rất tốn thời gian để chụp, rửa ảnh, do đó nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống thường ngày đã bị bỏ qua mà không bao giờ nhìn lại được. Ngược lại, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, giờ đây, ngay cả khi đi ăn, đi ngủ, mỗi người đều có thể chụp ảnh lại chỉ bằng "một chạm", và đó chính là những hình ảnh mang tính lịch sử để thế hệ hàng chục, hàng trăm năm sau có cái nhìn toàn diện nhất về cuộc sống của thế hệ lúc này thông qua Facebook, Flickr,...
Maika cho rằng, từ thời kỳ chụp ảnh phim, loài người đã bước sang thời kỳ chụp ảnh kỹ thuật số và giờ đây là thời kỳ của nhiếp ảnh gia di động. Với Samsung Galaxy S9, Maika đánh giá: "Công nghệ camera trên chiếc smartphone đã gần như tiệm cận với máy ảnh chuyên nghiệp. Một người dùng bình thường cũng có thể tự kể câu chuyện của mình thông qua ảnh chụp lung linh, sống động tựa như bất kỳ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào",
Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng, điện ảnh hay đời sống đều không thể thiếu những khoảnh khắc đặc sắc, diễn ra rất nhanh mà chúng ta không kịp nhìn thấy. Do đó, tính năng quay siêu chậm "cập bến" smartphone sẽ là một bước tiến lớn của công nghệ để bất kỳ ai đều có thể trở thành những nhà làm phim chuyên nghiệp.
Những lĩnh vực sau đây có thể sẽ thay đổi nhiều mặt ngành khoa học công nghệ và đời sống của con người trong vài năm...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn