Các máy bay thương mại đường dài trước kia thường có 4 động cơ, nhưng những máy bay có 2 động cơ vẫn rất nhiều vì tiết kiệm nhiên liệu. Rõ ràng, việc hỏng một động cơ khi đang bay là một rắc rối lớn tiềm ẩn những rủi ro cho chuyến bay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dẫn đến tai nạn thảm khốc.
Trong lịch sử ngành hàng không thế giới đã có nhiều trường hợp máy bay bị hỏng một động cơ khi đang bay nhưng sau đó vẫn hạ cánh thành công. Chẳng hạn trường hợp máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Mỹ United Airlines phải hạ cánh khẩn xuống Honolulu, một máy bay khác của hãng Delta Airlines cũng phải hạ cánh gấp khi một động cơ bị trục trặc.
Khi một động cơ bị hỏng, động cơ còn lại sẽ phải làm việc thay cho cả hai dẫn đến máy bay bay thấp hơn và động cơ đó sẽ phải hoạt động hết công suất. Hậu quả xảy ra là nhiên liệu bị tốn nhiều hơn nhưng sẽ không thể làm máy bay bị rơi được.
Hỏng 1 động cơ khi đang bay, máy bay có bị rơi?
Máy bay thường gặp nguy hiểm cao hơn khi một động cơ bị hỏng và một mảnh vụn nào đó từ phía động cơ hỏng bay về phía thân máy bay. Trường hợp động cơ máy bay bị hỏng khi đang bay cũng ít khi xảy ra bởi chiếc máy bay nào trước khi cất cánh cũng được kiểm tra kỹ càng theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn bay.
Mỗi loại máy bay sẽ có thời gian duy trì bay 1 động cơ khác nhau khi động cơ còn lại bị hỏng. Thường là vài giờ đủ để máy bay tìm nơi hạ cánh để giải quyết vấn đề trục trặc. Một cơ trưởng đường dài ở Anh cho biết: “Tất cả phi công đều được đào tạo kỹ thuật lái trượt (không có động cơ), nhưng là để có thêm thời gian cho động cơ hoạt động trở lại, do việc hạ cánh xuống đất thành công từ độ cao hơn 12.000 m mà không có động cơ là điều vô cùng khó khăn”.
Như vậy, máy bay bị hỏng động cơ cũng giống như xe hơi khi lao xuống dốc vậy, có thời gian bay trượt để phi công xử lý tình hình khi đó.
Bay vào vùng nhiễu động nguy hiểm cỡ nào, và làm sao để giảm thiểu những thiệt hại khi máy bay bị rơi vào những vùng...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn