Hệ điều hành Android tự động sao lưu những dữ liệu nào?

Thứ tư - 21/02/2018 23:54

Hệ điều hành Android tự động sao lưu những dữ liệu nào?

Người dùng các thiết bị sử dụng Android có thể đã biết hầu hết các dữ liệu trên máy tính bảng hay di động của mình được lưu trữ tự động bởi Google. Nhưng có những loại dữ liệu cần được lưu trữ chủ động bởi người dùng.

Google có một dịch vụ tích hợp cho riêng Android , gọi là Android Backup Service. Công cụ này tự động lưu trữ các loại dữ liệu người dùng quan tâm và muốn truy cập thông qua dịch vụ Google tương ứng trên mạng. Bạn có thể kiểm tra cài đặt Sync bằng cách vào Settings > Accounts > Google, sau đó chọn địa chỉ Gmail của mình.

(Nguồn: How2geek)

- Liên hệ, email, văn bản và lịch: Danh bạ Android được đồng bộ với danh bạ Google online (truy cập vào Gmail hoặc Gmail Contacts), địa chỉ email được lưu vào tài khoản Gmail, và các sự kiện được đồng bộ vào Google Calendar.

- Cài đặt hệ thống: Android cũng đồng bộ một số cài đặt như mật khẩu các mạng Wi-Fi đã đăng nhập để có thể sử dụng trên các thiết bị khác, độ sáng hay thời gian nghỉ.

- Dữ liệu đánh dấu Chrome: nếu sử dụng trình duyệt này, các đánh dấu sẽ được đồng bộ với tài khoản Chrome.

- Lịch sử chat Hangouts: nếu bạn không tắt đồng bộ lịch sử, những cuộc đối thoại của bạn trong Hangouts sẽ được lưu trong tài khoản Gmail.

- Các ứng dụng và nội dung đã mua trên Play Store: Tài khoản Google được kết nối với cửa hàng để mọi nội dung, ứng dụng đã mua và cài đặt được lưu lại và tự động cài đặt cho các thiết bị mới.

- Dữ liệu app của bên thứ ba: các ứng dụng này thường, nhưng không phải luôn luôn, back up dữ liệu trên website của mình. Nếu bạn có dữ liệu quan trọng, hãy chủ động kiểm tra đồng bộ trước khi gỡ bỏ ứng dụng.

- Dữ liệu mật khẩu Smart Lock: nếu sử dụng Smart Lock để lưu mật khẩu đăng nhập cho một số ứng dụng trên máy tính như Chrome hay Netflix, Android sẽ lưu lại mật khẩu đó cho các đăng nhập trên thiết bị di động.

- Ảnh: Sau khi tùy chọn back up trên Google server được kích hoạt, mọi bức ảnh trên Google Photos đương nhiên được đồng bộ.

Danh sách bên trên khá dài nhưng chưa đầy đủ, Người dùng có thể yên tâm khi email, danh bạ, ứng dụng, mật khẩu Wi-Fi sẽ được lưu lại. Còn dưới đây là những thứ Google không tự động back up cho bạn nhé:

- Tin nhắn SMS: Nếu muốn lưu trữ các tin nhắn văn bản, người dùng cần phải chủ động đồng bộ với tài khoản Gmail

- Dữ liệu xác thực Google: vì lý do bảo mật, Google không đồng bộ các mã xác thực Google. Nếu bạn cài lại thiết bị Android, bạn sẽ không thể thực hiện xác thực hai lớp nữa, mà phải sử dụng hình thức xác thực qua SMS hoặc mã in.

- Cài đặt riêng, Bluetooth và dữ liệu bảo mật: Khi cài đặt điện thoại mới hoặc factory reset thiết bị cũ, bạn sẽ phải chấp nhận cài đặt lại những tùy chọn riêng (như tắt thông báo), và nhập lại các dữ liệu bảo mật như màn hình khóa hay vân tay.

Ngoài ra, có những nội dung có thể được tự động lưu trữ, nhưng tùy thuộc vào đối tác cung cấp ứng dụng như tiến trình game hay cài đặt ứng dụng. Hãy kiểm tra cẩn thận các hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ đối tác cung cấp để được hỗ trợ.

Hầu hết người dùng đều không cần phải back up thiết bị Android của mình bằng tay. Các cài đặt mặc định đa phần đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Trong trường hợp muốn tự lưu trữ dữ liệu, có một vài tùy chọn như Titanium Backup hay Hidden Local Backup của Android.

5 mẹo hay trên Android không phải ai cũng biết

Không giống iOS , người dùng Android có thể thoải mái "vọc vạch" smartphone như cài đặt ứng dụng lên thẻ nhớ, thay...

Bấm xem >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây