Có thể nói Internet là kho kiến thức vô tận, nơi bạn có thể học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới để phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, những thói quen tưởng chừng như đơn giản sau đây sẽ khiến bạn dễ bị đánh cắp tài khoản ngân hàng, hợp đồng mua bán hay những dữ liệu quan trọng.
1. Kết nối WiFi công cộng
WiFi hiện đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, cho phép chúng ta có thể kết nối với bạn bè, thực hiện công việc, tìm kiếm tài liệu, điều khiển các vật dụng trong nhà… Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, đặc biệt là khi người dùng kết nối vào các mạng WiFi công cộng.
Cụ thể, tội phạm mạng có thể tạo ra các điểm kết nối giả mạo (SSID Spoofing) với những tên gọi thu hút như “WiFi Free”, “WiFi miễn phí” để lừa người dùng truy cập hoặc sử dụng phương thức tấn công Man-in-the-Middle để đánh chặn dữ liệu.
Theo nghiên cứu của Bkav, WiFi miễn phí tại tất cả TP đa phần đều không an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể bị đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tài khoản, mật khẩu, thẻ tín dụng…
Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên hỏi lại nhân viên quán về tên WiFi và mật khẩu, đồng thời cài đặt thêm các ứng dụng VPN để mã hóa truy cập, tránh thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến khi sử dụng WiFi công cộng.
2. Sử dụng mật khẩu đơn giản
Nhiều người thường có thói quen đặt mật khẩu bằng tên thú cưng, ngày sinh, số điện thoại… để dễ nhớ, tuy nhiên, việc này không hề an toàn bởi tin tặc có thể dò ra mật khẩu bằng phương pháp Bruce force.
Để hạn chế bị mất tài khoản, bạn hãy đặt mật khẩu bằng những thứ khó đoán, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Đồng thời sử dụng công cụ kiểm tra mật khẩu để xác định độ mạnh tại địa chỉ https://goo.gl/uauwX1 .
3. Không sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản
Việc sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản rất nguy hiểm bởi nếu tin tặc lấy được thông tin, họ có thể xâm nhập vào các tài khoản khác đơn cử như Facebook, Gmail…
4. Nhấp vào các liên kết lạ trong email
Tin tặc thường sử dụng chiêu trò gửi email trúng thưởng giả mạo, đồng thời chèn thêm các liên kết, tập tin độc hại để dụ người dùng tải về. Khi nhấp vào, trình duyệt sẽ tự động chuyển hướng đến các trang web độc hại có giao diện tương tự như Facebook, Gmail… để đánh cắp tài khoản. Ngoài ra, người dùng cũng không nên nhấp vào các bài viết có tiêu đề câu view trên Facebook để tránh bị người khác chiếm đoạt.
5. Cung cấp tài khoản cho người khác
Để tránh bị mất tài khoản, bạn không nên chia sẻ mật khẩu cho bất cứ ai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, người dùng có thể tạm thời chia sẻ tài khoản bằng dịch vụ AccessURL tại địa chỉ http://accessurl.com/ . Với AccessURL, người dùng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ, đồng thời dẹp bỏ nỗi lo bị đổi mật khẩu khi chia sẻ tài khoản cho người khác, bởi khi hết thời gian, tự động liên kết sẽ bị vô hiệu hóa.
6. Không chia sẻ thông tin nhạy cảm lên Facebook
Nhiều người thường hay chia sẻ các địa điểm hoặc kế hoạch đi du lịch lên Facebook, bởi điều này sẽ cho phép kẻ gian nắm được thời điểm bạn vắng nhà để tiến hành xâm nhập. Do đó, bạn không nên chia sẻ những thông tin này một cách công khai, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook.
7. Thay đổi các thiết lập bảo mật
Đa số các dịch vụ, ứng dụng hay mạng xã hội hiện nay đều cung cấp cho người dùng một số tùy chọn để nâng cao khả năng bảo mật, đơn cử như mật khẩu hai lớp, mã xác thực, cảnh báo đăng nhập… Do đó, chỉ cần vài phút thiết lập, bạn đã có thể tạo thêm một lớp bảo vệ an toàn cho tài khoản.
Mọi tài khoản trên mạng internet của người dùng tại Việt Nam đang gặp rủi ro rất lớn.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn