Kaspersky Lab vừa cập nhật Kaspersky Cybersecurity Index - một bộ chỉ số cho phép đánh giá mức độ rủi ro với người dùng Internet trên toàn thế giới. Chỉ số nửa sau của năm 2016 cho thấy một xu hướng tích cực: Số người quan tâm đến an toàn và sẵn sàng tự bảo vệ mình chống lại các cuộc tấn công mạng đang gia tăng không ngừng.
Chỉ số này dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến của người dùng internet trên khắp thế giới, thực hiện bởi Kaspersky 2 lần/năm. Trong nửa sau 2016 đã thu được 17.377 phản hồi từ 28 quốc gia.
Các chỉ số đánh giá thói quen truy cập internet của người dùng Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2016.
Theo đó, chỉ số toàn cầu trong nửa sau của năm (Unconcerned-Unprotected-Affected) là 74 - 39 - 29, tức là, 74% người dùng không tin rằng họ có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, 39% người trả lời không sử dụng các giải pháp bảo vệ trên tất cả các thiết bị được kết nối của họ, và 29% số người được khảo sát đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng trong vài tháng qua. Các chỉ số này trước đó là 79 - 40 - 29, tức là 6 tháng trước nhiều người tin là mình dễ bị xâm nhập nhưng vẫn trong tình trạng không được bảo vệ.
Bên cạnh đó, báo cáo cho biết, số lượng người dùng gặp phải phần mềm độc hại đã giảm từ 22% xuống 20%, chi phí để khắc phục hậu quả sự lây nhiễm đã giảm từ 121$ xuống còn 92$. Tuy nhiên, tỉ lệ những người trở thành nạn nhân của các mối đe dọa khác đã tăng lên, ví dụ: Số lượng người dùng bị ảnh hưởng bởi ransomware, lừa đảo, trộm cắp và rò rỉ dữ liệu, đồng thời, số tiền trung bình bị đánh cắp bởi những kẻ lừa đảo trực tuyến đã tăng từ 472 USD lên 482 USD.
Ở thời đại "Internet của vạn vật", mọi thiết bị đều có thể kết nối với internet.
Ngoài chỉ số và các tổn thất tài chính, báo cáo còn có thêm những thông tin giúp tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về người dùng internet hiện nay. Ví dụ, thống kê cho thấy số thiết bị trung bình kết nối Internet trong một gia đình tiếp tục tăng (trong nửa đầu năm mỗi gia đình có 5,9 thiết bị, trong khi nửa cuối năm con số này đã đạt 6,3), ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (59% trong nửa đầu năm so với 77% trong nửa cuối năm), mua hàng trực tuyến (73% so với 90%) và sử dụng các hệ thống thanh toán online (44% so với 65%).
Khi không có internet, trình duyệt Chrome trên smartphone vẫn có chức năng chơi game .
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn