Chất dinh dưỡng mẹ hấp thụ trong quá trình mang thai có tác động rất lớn đến sức khỏe tim mạch của bé.
Những bà mẹ bị thừa cân sinh con không bị mắc bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường hoặc thậm chí huyết áp cao nếu hấp thụ nhiều axit folic.
Các bà mẹ khi mang thai thường được khuyên ăn nhiều rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh vì đây là nguồn thực phẩm giàu axit folic - một loại vitamin nhóm B có khả năng ngừa các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở trẻ.
Axit folic có vai trò đặc biệt quan trọng vì liên quan đến biểu hiện gen và sự tăng trưởng của tế bào.
Theo số lượng ước tính, cứ 10 người Anh thì có đến 7 người bị huyết áp cao- đây được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì người bệnh không có bất kì triệu chứng nào.
Nghiên cứu với 1.290 đứa trẻ cho thấy, 40% trong số chúng có mẹ bị huyết áp cao, béo phì hay tiểu đường ít có nguy cơ bị cao huyết áp nếu người mẹ hấp thụ lượng axit folic trên mức trung bình.
Bác sĩ Xiaobin Wang của Trường Đại học Johns Hopkins - Baltimore cho biết: “Những nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng về nguồn gốc hình thành bệnh huyết áp cao khi còn bé”
“Các phát hiện này cho phép đánh giá, ngăn ngừa rủi ro trước và trong khi mang thai, từ đó đề xuất ra phương pháp ngăn chặn bệnh huyết áp cao và những hậu quả của nó đến tuổi thọ và thế hệ sau”.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sức khỏe của Mỹ cho biết, từ những năm 1980, số lượng trẻ mắc huyết áp cao đã tăng lên đáng kể, đặc biệt những đứa trẻ Mỹ gốc Phi.
Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ khi trưởng thành.
Tại Trung tâm y tế Boston, cứ 10 bà mẹ thì 7 người có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp cao hay tiểu đường (14.6% bị huyết áp cao, 11.1% bị tiểu đường và 25.1% bị béo phì tiền sản). Bên cạnh đó, trong 10 đứa trẻ thì có 3 trẻ bị huyết áp cao chủ yếu là con của những bà mẹ bị mắc các chứng bệnh trên.
Bác sĩ Xiaobin Wang chia sẻ thêm: “Người mẹ càng có mức axit folic cao càng ngăn ngừa các rủi ro kết hợp giữa hội chứng chuyển hóa tim ở mẹ với cao huyết áp ở trẻ.”
Axit folic quan trong trong việc thành lập DNA
Nó không chỉ quan trọng đối với sức khỏe, mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu được thực hiện trong 21 năm cho thấy, những người có chế độ ăn uống nhiều axit folic hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cụ thể hơn, nguy cơ đột quỵ, đau tim giảm đáng kể, huyết áp bình thường và nồng độ cholesterol ổn định ở mức thấp.
Ngược lại, người hấp thụ không đủ axit folic có thể dẫn đến trầm cảm, Alzheimer, tiểu đường và ung thư kết tràng.
Các nguồn cung cấp axit folic khác như măng tây, đậu đỏ, đậu xanh Ấn độ, đậu lăng, ngũ cốc ngũ cốc nguyên hạt, cam, mầm lúa mì, hồ đào và gan.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn