Không muốn ký sinh trùng ăn mòn giác mạc, cần bỏ kính này

Thứ tư - 01/03/2017 12:02

Không muốn ký sinh trùng ăn mòn giác mạc, cần bỏ kính này

Nhiều bạn gái “nghiện” kính áp tròng và hệ lụy, có cô gái bị loét giác mạc trầm trọng do một loại kí sinh trùng amip ăn mòn giác mạc sau khi bị bụi vào mắt.

Theo tin từ bệnh viện Mắt Trung ương, cách đây không lâu, bệnh nhân Đ.T.T.T 20 tuổi (quê ở Đắc Lắc) không mắc tật khúc xạ, nhưng lại có sở thích đeo kính áp tròng làm đẹp, khiến cho đôi mắt của cô suýt bị hỏng vì sở thích này. Thông thường, Đ.T.T.T đeo kính áp tròng từ 5 đến 8 tiếng/lần.

Lần gần đây nhất, T. bị bụi vào mắt khi đeo kính khi đang đi đường. Sau khi về nhà, cô bỏ kính và nhỏ nước muối vài ngày. Tuy nhiên, sau khi nhỏ nước muối, T. lại thấy mắt mờ dần, đỏ mắt nên tự mua thuốc về tra nhưng ngày càng nặng.

Ngày 9/1, T. đến bệnh viện khám trong tình viêm loét giác mạc trầm trọng. Điều khiến T. bất ngờ, kết quả xét nghiệm cho thấy một loại ký sinh trùng Acanthameoba đã xâm nhập, gây nên tình trạng viêm nhiễm trầm trọng tại mắt. T. đều tuân thủ việc rửa tay, tra thuốc kỹ càng trước khi đeo kính áp tròng.

Loét giác mạc vì đeo kính áp tròng (Ảnh minh họa).

Không chỉ riêng T. có sở thích đeo kính áp tròng mà hiện nay giới trẻ rất ưa chuộng loại phụ kiện này. Với nhiều người, kính áp tròng còn giúp cho họ xinh đẹp hơn, mắt to tròn, long lanh hơn.

Hà My (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, cô thường xuyên dùng kính áp tròng 3 lần/tuần. “Mình thích loại kính này vì có thể giúp thay đổi màu mắt, mắt long lanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng kính, nhiều khi mình cũng rơi vào tình trạng ngứa mắt, đau mắt. Có hôm lấy được kinh ra thì mắt mình đỏ ngàu”, My nói.

TS.BS Phạm Ngọc Đông- Trưởng khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt trung ương), khuyến cáo, ký sinh trùng Acanthamoeba vô cùng nguy hiểm đối với người đeo kính áp tròng. Loại ký sinh trùng này tấn công, ăn mòn giác mạc- lớp ngoài cùng của nhãn cầu từ những vi khuẩn trong kính bẩn. Khi đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu ngứa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù mí và đau mắt.

Các bác sĩ cho hay, loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong nước máy, nước bể bơi và bụi nên đó là lý do T. bị nhiễm bệnh. Thế nên, khi xuất hiện các biểu như đau mắt, tấy đỏ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ giảm thị lực, mù loà.

“Kính áp tròng được nhiều bạn gái yêu thích bởi có thể làm thay đổi màu mắt, nhìn mắt to, đẹp hơn nhưng nếu sử dụng không đúng cách, vệ sinh không khoa học sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: làm khô mắt, mắt thiếu oxy, đau mắt, nghiêm trọng hơn sẽ gây loét giác mạc, thậm chí mù lòa. Việc điều trị cần rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ điều trị hàng tháng, thậm chí vài tháng trời”, BS. Đông cảnh báo.

Theo các chuyên gia, giới trẻ không nên lạm dụng đeo kính áp tròng kể cả khi làm đẹp hay đeo với mục đích thay kích cận thông thường.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây