Bệnh truyền nhiễm lây lan từ động vật sang người có thể đến từ chính thú cưng nhà bạn. Những con vật này có thể là chó, mèo, gia cầm, các loài bò sát,… Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì các bệnh này thường khá phổ biến, và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình.
Ví dụ, không để trẻ hôn thú cưng, cũng như cho tay lên miệng khi vừa ôm ấp chúng. Thường xuyên tắm rửa và đưa vật nuôi đến thăm khám ở bác sỹ thú y là cách tốt nhất giúp phát hiện và ngăn chặn bệnh tật truyền nhiễm từ chúng.
Ảnh minh họa
1. Bệnh dại
Đây là loại bệnh gây ra bởi virus dại, lây qua vết cắn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và rất dễ gây tử vong.
Dấu hiệu ban đầu có thể là sốt và đau đầu, nhanh chóng phát triển thành triệu chứng của rối loạn, buồn ngủ hoặc kích động hành vi.
Cách phòng tránh:
- Tiêm chủng cho vật nuôi đúng thời hạn.
- Hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với động vật hoang dã, đi lạc.
- Không tự ý nhận nuôi, chăm sóc động vật đi lạc trước khi kiểm tra tình trạng sức khỏe của chúng.
- Liên lạc ngay với bác sỹ khi bạn bị động vật cắn, kể cả thú cưng của bạn.
2. Bệnh mèo cào
Ảnh minh họa
Bệnh này thực chất thường lây lan do bọ chét, loại sinh vật ký sinh trên cơ thể mèo. Một nguyên nhân khác do bị mèo cắn hoặc cào, tạo ra vết thương hở.
Triệu chứng ban đầu là cúm nhẹ, nguy hiểm hơn có thể gây ảnh hưởng đến van tim.
Cách phòng tránh:
- Kiểm soát và tiêu diệt bọ chét ký sinh trên vật nuôi.
- Tránh chơi đùa với mèo khiến chúng cào trầy xước hoặc cắn bạn.
- Không để mèo liếm lên bất kỳ vết thương hở nào của bạn.
- Rửa vết thương do mèo gây ra ngay lập tức bằng xà phòng và nước sạch.
- Đi khám bác sỹ ngay nếu thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào sau khi bị mèo cắn.
3. Giun móc và giun tròn
Đây là loại ký sinh trùng đường ruột thường có ở vật nuôi, đặc biệt là mèo con và chó con. Những loại ký sinh trùng này lây lan qua phân của động vật. Bạn có thể bị lây nhiễm qua làn da khi đi chân trần. Một điều đáng sợ, trẻ em thường vô tình ăn phải trứng giun sán do hay đưa vào miệng mọi thứ xung quanh.
Nhiều loại giun móc có thể gây đau đớn và ngứa da do nhiễm nhiễm khuẩn hoặc bị đầy hơi, đau bụng. Có những trường hợp, bạn gần như không nhận biết được một biểu hiện nào nhưng bị ảnh hưởng ở hệ thần kinh hoặc mắt.
Cách phòng tránh:
- Hạn chế đi chân đất và tiếp xúc những thứ đáng nghi ngờ bằng tay trần.
- Dạy trẻ luôn luôn rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với động vật.
- Lên lịch hẹn và thực hiện tẩy giun, sán cho thú cưng theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.
4. Sán xơ mít (sán dây)
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng sán dây từ việc ăn phải thịt kém đảm bảo. Trẻ em có thể bị lây do nuốt nhầm bọ chét chứa ấu trùng sán xơ mít.
Chúng có hình gần giống với hạt gạo. Sán xơ mít thường xuất hiện ở quanh vùng hậu môn của con vật và con người.
Cách phòng tránh:
- Kiểm soát và tiêu diệt bọ chét khỏi vật nuôi.
- Tìm cách điều trị ngay lập tức nếu thấy con vật có biểu hiện của sán dây.
- Dọn dẹp phân của động vật ngay lập tức, đặc biệt là ở nơi công cộng, nhiều người qua lại.
- Không để trẻ em chơi đùa ở nơi không sạch sẽ.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay ngay sau khi ôm ấp, chạm vào thú cưng.
5. Bệnh sài
Bệnh này có biểu hiện là việc động vật bị nấm ngoài da, quầng đỏ hoặc có vảy khô, ngứa ngáy,… Bệnh này rất dễ lây lan từ động vật sang động vật, thậm chí lây sang con người khi bạn trực tiếp chạm vào vết thương.
Biểu hiện:
- Da đầu ngứa ngáy, lở loét, thậm chí gây ra chứng hói đầu tạm thời.
- Móng tay sần sùi, dày và dễ gãy hơn.
- Hiện tượng ăn da non ở chân, đặc biệt là kẽ các ngón.
Cách phòng tránh và điều trị:
- Sử dụng các phương pháp kháng nấm giữa các thành viên trong gia đình.
- Liên hệ khám bác sỹ ngay khi thấy tổn thương rộng và không thấy cải thiện được tình hình.
- Tham khảo bác sỹ thú y cách điều trị cho vật nuôi khi thấy chúng có biểu hiện nhiễm nấm trên da.
- Người bị bệnh tắm rửa hàng ngày và cách ly quần áo ngủ, đồ dùng với các thành viên khác trong gia đình.
- Giữ da khô ráo, sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp vùng bị tổn thương.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn