Bệnh nhân nữ 18 tuổi mắc viêm não mô cầu
Ngày 30/11, trao đổi với phóng viên bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ mắc viêm não mô cầu.
Theo bác sĩ Cấp, đây là trường hợp thứ hai được ghi nhận ở Hà Nội trong năm 2016. (Ca đầu tiên là bệnh nhân 30 tuổi ở Từ Liêm phát hiện vào tháng 3/2016).
Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ngày 27/11, các bác sĩ chẩn đoán viêm màng não sau đó phát hiện vi khuẩn não mô cầu.
Hiện bệnh nhân đã được cách ly, điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và đã tiến triển tốt.
Bác sĩ Cấp cho biết, khi V vào viện thì có thêm 2 người bạn học cùng bệnh nhân bị sốt do những ngày đầu, bệnh nhân sốt nhưng vẫn đi học. Hiện hai bệnh nhân đang được cách ly, chờ xét nghiệm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương thông báo về ca bệnh
Được biết, ở Trung tâm này có khoảng 70 học viên. Bệnh viện đã thông báo kết quả bệnh nhân mắc viêm não mô cầu để Trung tâm y tế dự phòng Hà nội khử khuẩn, giám sát, theo dõi.
Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, vi khuẩn gây viêm não mô cầu có thể có ở hầu họng người bình thường, đôi khi bùng phát gây bệnh và có thể lây lan thành dịch ở những tập thể đông như kí túc xá, trại lính, trường học
Bệnh có 2 thể: Viêm màng não và Nhiễm khuẩn huyết. Thể nhiễm khuẩn huyết có thể diễn biến tối cấp gây tử vong nhanh chóng.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh não mô cầu xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân.
Viêm não mô cầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Tính chất nguy hiểm của bệnh cũng do lây truyền qua đường hô hấp.
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống bệnh do não mô cầu, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng, điều trị dự phòng và triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng.
Đặc biệt, khi phát hiện các ca bệnh cần nhanh chóng cách ly, xử lý môi trường, theo dõi người tiếp xúc gần để uống thuốc dự phòng.
Theo ông Phu, bệnh não mô cầu nguy hiểm, và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Vì thế, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đi tiêm vaccine phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. (Vaccine này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần).
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn