Lá lốt là một loại rau đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Người ta thường sử dụng lá lốt trong nhiều món ăn như một loại rau gia vị chỉ đơn giản vì nó ngon chứ không nhiều người hiểu rõ về công dụng của lá lốt đối với sức khoẻ.
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của lá lốt và công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó nhé.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay, thường được sử dụng trong các bài thuốc làm ấm bụng (ôn trung), trừ lạnh (tán hàn), đưa khí đi xuống (hạ khí) và giảm đau (chỉ thống). Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại thì loại rau này chứa rất nhiều thành phần hữu ích trong việc kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau bên trong cơ thể.
Để phát huy tác dụng của lá lốt, bạn có thể sử dụng lá dưới dạng tươi bằng cách cho vào các món ăn hoặc sử dụng dưới dạng phơi/sấy khô bằng cách cho vào các bài thuốc dân gian. Nếu để ý một chút, bạn có thể thấy các ông, các bà thường dùng lá lốt để chữa trị một số bệnh thường gặp như chứng ra mồ hôi trộm ở chân tay, chứng đau nhức xương khớp khi trái gió trở trời hay các loại mụn nhọt lâu lành ở miệng…
Sắc uống một nắm lá lốt cùng với 300 ml nước rồi chia uống nhiều lần trong ngày.
Dùng một nắm lá lốt, sau khi giã nát, lọc lấy nước cốt và uống hết trong 1 lần thì bạn tiếp tục nấu phần bã với nước. Sau khi nấu, bạn lại lọc lấy nước để rửa vùng tay bị tổ đĩa, sau đó lấy bã đắp lên và băng kín lại. Cứ làm như thế khoảng 1 – 2 lần/ngày, làm liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày thì sẽ khỏi.
Đun sôi 30 gr lá lốt cùng với 1 lít nước và một ít muối. Nước sau khi đun để ấm và dùng để ngâm chân tay trước khi đi ngủ sẽ cho kết quả rất tốt.
Trước tiên, bạn lấy lớp vỏ trong của cây chanh, rửa sạch, giã mịn thành bột rồi rắc vào vết thương. Sau đó rửa sạch và giã nhỏ hỗn hợp gồm có lá lốt, lá chanh, lá ráy, lá tía tô, mỗi vị 15 gr để đắp vào vết thương và băng kín lại. Mỗi ngày áp dụng bài thuốc này 1 lần và làm liên tục trong vòng khoảng 3 ngày sẽ giúp cải thiện tình hình rất nhiều.
Từ lá lốt, bạn có thể chế biến theo nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị chứng đau nhức xương khớp mỗi khi trái gió trở trời. Dù áp dụng bài thuốc nào thì bạn cũng nên kiên trì trong khoảng 1 tuần để nhận thấy công dụng của lá lốt một cách rõ ràng nhất nhé.
- Bài thuốc thứ nhất: Sắc uống 20 gr lá lốt cùng với 16 gr gai tầm xoang, 12 gr thiên niên kiện trong 400 ml nước, cô cạn còn 100 ml rồi chia uống nhiều lần trong ngày.
- Bài thuốc thứ hai: Sắc uống 15 gr lá lốt cùng với 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây bưởi đã sao vàng trong 600 ml nước, cô cạn còn 200 ml nước rồi chia uống 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc thứ ba: Sắc uống 5 – 10 lá lốt khô hay 15 – 30 gr lá lốt tươi cùng với nước rồi chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
Sắc 50 r lá lốt cùng với 20 gr phèn chua, 40 gr nghệ, cô cạn còn khoảng 1 bát nước rồi dùng nó để rửa âm đạo. Sau đó, bạn tiếp tục đun thuốc với một ít nước nữa để tiến hành xông hơi vào âm đạo sẽ rất hiệu nghiệm đấy.
Sắc 20 gr lá lốt tươi với 300 ml nước, cô cạn còn 100 ml dùng để uống trước bữa ăn tối, uống khi còn ấm và uống liên tục trong 2 ngày nhé.
Bạn rửa sạch 20 gr lá lốt tươi với 20 gr ngải cứu tươi, sau đó giã nát và trộn thêm một ít giấm chưng nóng rồi dùng hỗn hợp chườm đắp ở vùng đầu gối bị sưng đau mỗi ngày là được.
Như bạn thấy đấy, công dụng của lá lốt rất tuyệt vời phải không nào! Giờ đây, loại rau gia vị này không chỉ có tác dụng tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn đóng vai trò là một cây thuốc quanh ta giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh thường gặp nữa đấy.
>> Những tác dụng của lá chanh với sức khỏe và sắc đẹp
>> 8 tác dụng của rau diếp cá với sức khỏe ít ai biết đến
>> Tác dụng của đậu đen xanh lòng ít người biết đến
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn