Vì sao không thể coi thường việc chăm sóc răng miệng?

Thứ ba - 16/08/2016 10:43

Vì sao không thể coi thường việc chăm sóc răng miệng?

Răng bị mất mà không được phục hồi, giống như “hiệu ứng domino”, các răng còn lại cũng bị ảnh hưởng theo vì chúng phải hoạt động nhiều hơn nên mòn nhanh, làm rối loạn khớp cắn.
  • 1

     Răng - hệ tiêu hóa

    Răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Răng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa, đảm nhiệm vai trò nhai và nghiền thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hàm răng khỏe mạnh không chỉ giúp nhai kỹ mà còn đem lại sự ngon miệng giúp cơ thể hấp thụ thức ăn dễ dàng và tốt hơn.
     
  • Khi mất một hay nhiều răng sẽ rất khó khăn trong việc ăn nhai, vì lúc này trên cùng một phân hàm lực nhai sẽ giảm, khó nghiền nát thức ăn dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế, tăng nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa.

  • 2

    Nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng

    Viêm mãn tính do bệnh nướu răng gắn liền với sự phát triển của các vấn đề tim mạch như bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ. Các chuyên gia nói rằng có một mối quan hệ nhân-quả giữa bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe khác. Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Những phát hiện của các nghiên cứu này cũng chứng minh rằng việc duy trì sức khỏe răng miệng có thể giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

    Theo một báo cáo trong Tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, những người bị viêm nướu (sưng, chảy máu nướu răng) sẽ có tác động tồi tệ đến khả năng nhớ và các kỹ năng nhận thức khác so với những người có nướu răng khỏe mạnh. Những người bị viêm nướu có nhiều khả năng hay quên và không nghĩ ra được những từ mình muốn nói, mà đây lại là hai kỹ năng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • 3

    Liệu pháp cấy ghép nha khoa

  • Đối với các răng bị thương tổn không thể phục hồi và/hoặc phải nhổ bỏ, các phương pháp chữa răng truyền thống như làm chụp răng, cầu răng và hàm giả chỉ giải quyết tạm thời về mặt thẩm mỹ cho những răng đã mất. Tuy nhiên việc làm cầu răng đòi hỏi phải mài hai răng khỏe bên cạnh răng đã mất dẫn đến nguy cơ sâu răng và hỏng răng cao. Chính điều này đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra giải pháp triệt để cho các răng đã mất. Và với phát minh làm thay đổi ngành nha năm 1965 khi sử dụng trụ titan đặt vào xương hàm đóng vai trò như một chân răng (răng cấy ghép) thì việc điều trị mất răng đã bước sang một kỷ nguyên mới. Răng cấy ghép khi kết bám vào xương tạo thành trụ đỡ vĩnh viễn cho chụp sứ hoặc hàm giả, có hình dạng và cảm giác ăn nhai như răng thật và có thể tồn tại suốt đời. Phương pháp cấy ghép răng không làm tổn thương tới răng khỏe bên cạnh răng đã mất, và giống răng tự nhiên răng cấy ghép giúp việc ăn nhai tốt hơn, kích thích xương hàm phát triển hơn và ngăn ngừa tình trạng mất xương. Các tổ chức nha khoa hàng đầu thế giới đều thừa nhận liệu pháp cấy ghép răng hay cấy ghép nha khoa là chuẩn mực cho việc chăm sóc, thay thế răng đã mất.

Nguồn tin: www.lamsao.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây