Theo các nhà khoa học, có hai lý do làm tăng đường trong máu của những người đàn ông bỏ bữa sáng:
• Bữa ăn sáng điều độ giúp cơ thể nhận được sự trao đổi chất có thể khuyến khích sự phân hủy cholesterol xấu như lipoprotein mật độ thấp.
Mặc dù nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên nam giới, nhưng các nhà khoa học tinrằng một liên kết tương tự cũng có thể được tìm thấy giữa việc phụ nữ bỏ bữa ăn sáng và phát triển bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, vì đàn ông dễ bị ĐTĐ tuýp 2 hơn phụ nữ, bởi họ có xu hướng lưu trữ chất béo xung quanh các cơ quan quan trọng trong cơ thể (không giống như phụ nữ, chất béo được lưu trữ trong các bộ phận như bắp đùi). Bởi vậy nếu có nghiên cứu về chế độ ăn uống của phụ nữ với bệnh ĐTĐ có thể cung cấp kết luận khác so với đàn ông.
Trước đó trong nghiên cứu được công bố trong tạp chí Qmerican Jounal of Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra rằng, bỏ qua bữa ăn sáng gây ra sự giảm đột ngột lượng đường trong máu, và tạo ra cảm giác thèm đồ ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sau đó gây ra một sự tăng đột ngột lượng đường trong máu và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh ĐTĐ.
Người Việt Nam thường có thói quen xem nhẹ bữa ăn sáng thường bỏ qua và nhịn cho đến bữa trưa luôn. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc ĐTĐ tăng cao. Hãy duy trì lượng đường bình thường trong máu bằng cách bắt đầu bữa ăn đầu tiên trong ngày giống như thiết lập một giai điệu tốt đẹp cho phần còn lại của mỗi ngày. Và điều quan trọng nữa là có bữa ăn sáng cân bằng thích hợp giữa protein, chất béo và carbohydrate.
Người ĐTĐ nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Có thể ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ, sao cho phù hợp với chế độ sinh hoạt và các loại thuốc đang dùng. Đừng bao giờ bỏ bữa ăn, dù có bận bịu hay mệt mỏi cũng nên ăn một ít thức ăn thay thế vào giờ những bữa ăn hàng ngày.
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn