Sau khi đi nghỉ ở Paris với bố mẹ và em gái vào năm 13 tuổi, hoàng tử Bertie (vua Edward VII của Vương quốc Anh trong tương lai) trở lại thành phố này vào năm 1864 khi đã 23 tuổi. Tại đây, ông khám phá ra nhà thổ Le Chabanais tinh tế, xa hoa bậc nhất Paris. Ông nhanh chóng trở thành con cưng của xã hội Paris sau những chuyến thăm thường xuyên đến thủ đô của tình yêu và sự lãng mạn.
Ở Paris, hoàng tử Bertie đã phải lòng một chiếc ghế tình yêu đặc biệt. Nó cho phép chàng trai trẻ còn chưa thuần thục chuyện nam nữ có thể "làm tình" cùng lúc với 2 người phụ nữ mà không phải tốn nhiều sức. Chiếc ghế kỳ lạ có 2 chỗ ngồi bằng gấm và 2 bộ kiềng bằng đồng được chạm khắc tinh xảo theo phong cách Neo-Rococo. Nó được thiết kế để cân với trọng lượng của hoàng tử trong những lần "ân ái" của ông tại một nhà thổ ở Paris.
Hoàng tử Bertie.
Richard Thomson, giáo sư Lịch sử Nghệ thuật tại ĐH Edinburgh (Scotland) đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước chiếc ghế này: "Không biết nó được sử dụng như thế nào nữa. Người ta nhìn vào đó rồi nhướng mày. Bertie có danh tiếng và người Pháp khá ngưỡng mộ ông ta".
Không chỉ nổi tiếng vì những cuộc tình với nữ diễn viên Lillie Langtry, bà chủ tiệc Alice Keppel - Camilla, Bertie còn nổi tiếng khắp nước Pháp là một tay chơi đẳng cấp thế giới, con bạc lão luyện và một khách làng chơi chính gốc. Ông có quan hệ với các quý tộc, gái mại dâm, nữ diễn viên và vũ công nổi tiếng khắp thành phố.
Chiếc ghế tình yêu kỳ lạ của hoàng tử.
Tuyệt vọng về việc con trai mình không chú tâm học hành, để đánh thức cậu bé, hoàng thân Albert đã quyết định đưa Bertie gia nhập quân đội. Vào năm 1861, chàng thanh niên Bertie 19 tuổi được đưa đến một doanh trại ở Ireland. Thế nhưng kế hoạch này đã phản tác dụng khi các sĩ quan sắp xếp để cho một nữ diễn viên tên Nellie Clifden được đưa đến khu nhà của Bertie.
Khi hành động phóng túng của hoàng tử đến tai bố, Hoàng thân Robert đã viết thư cho anh: "Bố biết con là người thiếu suy nghĩ và yếu đuối, nhưng bố không thể hình dung nổi con lại sa đọa". Vài tuần sau đó, Hoàng thân Albert qua đời vì thương hàn.
Nữ hoàng Victoria đau buồn tin rằng lối sống của con trai đã khiến trái tim chồng bà tan nát và bà không bao giờ tha thứ cho hoàng tử Bertie. Nhưng thay vì ân hận, hoàng tử trẻ lại lao vào tiệc tùng, trở thành gương mặt quen của những tụ điểm sang trọng tại Paris như Café des Anglais, Moulin Rouge hay Le Chabanais. Vì là khách hàng quen tại đây nên ông có phòng riêng, được trang bị bồn tắm lớn. Mỗi lần Bertie đến, người ta sẽ đổ đầy rượu sâm panh hảo hạng vào. Sau đó, ông sẽ cùng những mỹ nữ trẻ tắm hàng giờ trong đó.
Nữ hoàng Victoria.
Nhà thổ không phải là nơi duy nhất khiến Bertie yêu Paris. Trong những thập kỷ sau đó của thế kỷ 19, thủ đô nước Pháp là quê hương của một số câu lạc bộ đồi trụy và các quán rượu. Đó là một thành phố nổi tiếng với chủ nghĩa khoái lạc, tương phản hoàn toàn với London đang tang tóc sau cái chết của hoàng thân Albert. Hoàng tử xứ Wales là vị khách quen, thường xuyên có mặt tại phố đèn đỏ Moulin Rouge, khoác tay một nữ diễn viên người Pháp quyến rũ. Trong khi mẹ ông, Nữ hoàng Victoria nghĩ con trai là kẻ thất bại thì nước Pháp lại yêu chiều vị vua trụy lạc và cách mà ông ấy tiêu khiển.
Hoàng tử Bertie không chỉ có ham muốn tình dục rất lớn mà còn là một kẻ háu ăn theo nghĩa đen. Theo các tài liệu thời đó, Hoàng tử xứ Wales thường xuyên ăn 5 bữa một ngày, mỗi bữa chủ yếu 10 món. Tất cả những thứ này đều được rửa sạch bằng lượng lớn rượu vang và sâm panh hảo hạng. Cùng với đó, Bertie hút ít nhất 20 điếu thuốc một ngày cùng vài điếu xì gà lớn. Khi mặc trang phục để đăng quang năm 1901, vòng eo của ông lên đến 122cm. Về mặt y học, nhà vua đã bị béo phì.
Hoàng tử Bertie lên ngôi năm 1901, lấy tên là Edward VII.
Với những hành vi thác loạn, trác táng nên hoàng tử Bertie được đặt biệt danh là "Bertie bẩn thỉu". Những người đàn ông đã có vợ đều không để vợ họ đến gần Bertie bởi nếu không cẩn thận, vị hoàng tử này sẽ "tấn công" vợ họ ngay. Trong gia đình, hoàng tử vẫn được gọi trìu mến là Bertie. Tuy nhiên, những người bạn thân của ông đặt cho ông biệt danh "Tum Tum" do cái bụng ngày một lớn. Theo một số nhà viết tiểu sử, việc hoàng tử khoan dung với điều này cho thấy ông có bản chất thân thiện và không tuân theo những thủ tục của mẹ mình.
Thời trẻ ăn chơi, thác loạn là thế nhưng khi bước sang tuổi trung niên, Bertie bắt đầu nghĩ lại cách sống của mình. Một giai thoại vào năm 1890 kể rằng Bertie đã tâm sự với con trai mình, George và nói mình đã "quá già cho những thú vui này". Ông thề từ bỏ rượu chè, khiêu vũ tại những vũ hội xa hoa. Thay vào đó, Bertie bắt đầu phát triển những sở thích về văn hóa cao. Ông trở thành một nghệ sĩ thường xuyên tại nhà hát opera Covent Garden. Ông cũng bắt đầu đánh bạc và trò baccarat nhanh chóng trở thành lựa chọn của hoàng tử. Edward thích chơi baccarat đến nỗi ông có hẳn một bộ bài riêng và mang chúng theo bất cứ nơi đâu.
Mặc dù nổi tiếng là một hoàng tử dân chơi nhưng Bertie vẫn rất được công chúng Anh yêu mến. Vì vậy, khi Nữ hoàng Victoria qua đời vào tháng 1/1901, vương miện được truyền cho Thái tử, vị quốc vương mới được chào đón rộng rãi. Theo tiểu thuyết gia người Anh J.B. Priestly, Edward VII "thực tế là vị vua nổi tiếng nhất nước Anh kể từ những năm 1600 trước đó".
Là một trong những ông vua trụy lạc bậc nhất nhưng Edward lại được nhiều người dân yêu mến.
Trên cương vị quốc vương, Edward VII từ bỏ lối sống ăn chơi để chuyển sang cuộc sống của một nhà ngoại giao lưu động. Với tư cách là vua, Edward VII được biết đến là "Người bác của châu Âu". Điều này đúng ở cả nghĩa đen bởi ông có họ hàng với hầu hết các quốc vương trên lục địa, kể cả vua Kaiser của Đức và thậm chí Sa hoàng Nga. Thay vì ăn chơi trác táng như trước, Edward VII kiên quyết đổi mới khái niệm "ngoại giao hoàng gia". Ông đã thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài, giảm bớt sự cạnh tranh và củng cố các liên minh. Ông cũng làm sống lại vai trò của chế độ quân chủ tại quê nhà.
Vua Edward VII bị đột quỵ trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức năm 1909. Ông trở lại London nhưng đã không thể hồi phục. Đức vua băng hà ngày 6/5/1910, thi hài ông được lưu giữ trong 2 tuần. Suốt khoảng thời gian đó, khoảng 400.000 thần dân đã tới viếng đức vua. Tại lễ tang Edward VII, hầu như tất cả các nhân vật hoàng gia châu Âu đều đến cùng nhau để chia buồn.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/vi-vua-sac-duc-bac-nhat-an-choi-suot-thoi-trai-tre-th...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn