Trung Quốc cổ đại có một phong tục là tuẫn táng, một trong những tục chôn cất ghê rợn và đáng sợ nhất thời xưa, bắt nguồn từ quan niệm "trần sao âm vậy". Khi một người có quyền thế qua đời, ngoài việc chôn cất theo những vàng bạc châu báu, đồ đạc có gá trị, người ta còn chôn theo súc vật sống hoặc người sống để đảm bảo vẫn có người đi theo cùng hầu hạ, bảo vệ ở thế giới bên kia. Những người thường phải chịu tục tuẫn táng nhất chính là phi tần của nhà vua. Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời của hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh.
Từ triều đại nhà Hán đến nhà Nguyên, tục tuẫn táng rất ít khi diễn ra. Thời kỳ Tào Ngụy, trước khi chết, Tào Tháo có dặn thê thiếp không được tuẫn táng cùng mình, nếu họ muốn tái hôn thì cứ tái hôn. Tuy nhiên đến thời đại Tần Thủy Hoàng, tục tuẫn táng lên đến mức nhẫn tâm tột đỉnh. Số của cải và số người được chôn theo ông đến nay vẫn chưa đếm xuể. Ước tính, có ít nhất 70 phi tần được chôn trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Những phi tần bị ép theo tục tuẫn táng đều có kết cục vô cùng đáng thương. Dù có địa vị cao quý thế nào, có được hoàng đế sủng ái hay không, thì cái chết của họ đều rất bi thảm. Bởi trong thời đại phong kiến, phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình.
Bên cạnh đó, cũng có một số lý do khiến các vị phi tần bị ép tuẫn táng cùng hoàng đế. Một số phi tần có thể không được lòng người đứng đầu hậu cung, bị kẻ khác đấu đá, hoặc không có chỗ dựa phía sau. Một số phi tần có con trai được phong làm hoàng tử nhưng hoàng đế sợ sau khi mình băng hà, quyền lực sẽ bị tranh chấp hoặc chuyển giao nên phải tuẫn táng họ.
Vua Tần Thủy Hoàng.
Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép phi tần tuẫn táng của nhà vua. Ngoài việc bị chôn sống, họ có thể bị hạ độc, ép treo cổ đến chết trước khi chôn. Một số người biết không thể thay đổi được số phận nên đành tự tử trước khi đưa đi tuẫn táng.
Một trong những phương pháp hạ độc dã man nhất là đổ thủy ngân. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng thủy ngân có tác dụng giúp cơ thể người chết không bị mục rữa, giữ được hình dáng nguyên vẹn sau khi chôn cất. Những phi tần bị chọn tuẫn táng sẽ được đưa vào một căn phòng, cho uống trà có thuốc mê. Sau khi đã ngất đi, họ sẽ bị cắt một hình chữ thập trên đỉnh đầu, sau đó rót thủy ngân vào vết cắt rồi khâu vết thương lại. Lượng thủy ngân này sẽ ngấm vào người và khiến họ tử vong vì nhiễm độc.
Những phi tần đau khổ tột cùng khi bị ép tuẫn táng (Ảnh minh họa)
Trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng là ông vua có tục tuẫn táng kinh hoàng nhất. Tất cả những phi tần từng theo ông mà chưa có con đều không được thả ra mà phải tuẫn táng. Nhiều sử sách mô tả khung cảnh ấy lúc cực kỳ bi thảm và kinh khủng: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía".
Sau này, giới khảo cổ đã khám phá lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, ngoài những của cải và binh lính được chôn theo ông, người ta còn phát hiện một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ. Những hài cốt này được xác định là phi tần và cung nữ bị tuẫn táng cung Tần Thủy Hoàng.
Tuy nhiên, giới khảo cổ học đã phát hiện một điều vô cùng kỳ lạ trên những hài cốt của phi tần này. Hầu hết các bộ hài cốt đều nằm ở tư thế không khép chân hoặc chân tay xiêu vẹo. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, rốt cuộc các phi tần đã gặp phải chuyện gì khi còn sống mà chân không thể duỗi thẳng được?
Hài cốt những phi tần trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hầu hết đều không khép chân.
Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khảo cổ học và nhà khoa học đã tìm ra đáp án. Thì ra trước khi chết, con người thường có nhiều hành động và động tác vô thức. Khi bị chôn sống trong hầm mộ mà không thể thoát ra được, họ chắc chắn đã trải qua những giây phút đau khổ, giãy giụa, gào khóc và vũng vẫy trong tuyệt vọng, những cơn vật vã đau đớn khi phải đối mặt với tử thần, dẫn đến những tư thế kỳ lạ sau khi chết.
Có thể nói, hình thức tuẫn táng là một trong những phong tục chôn cất phi nhân đạo và tàn khốc nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Rất nhiều mạng sống đã bị cướp đi chỉ vì ý muốn của nhà vua. Qua đó, người ta càng thương thay số phận của người dân đen và những người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/vi-sao-nhung-phi-tan-bi-chon-song-cung-tan-thuy-hoang...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn