Hoàng đế Ung Chính trong thời gian trị vì rất siêng năng và hầu như dành toàn bộ tâm sức cho việc quản lý đất nước, nên thời gian ông dành cho hậu cung tương đối ít. Ông cũng được coi là một trong những vị hoàng đế có ít thê thiếp nhất trong lịch sử. Trong suốt thời gian trị vì, Hoàng đế Ung Chính chỉ nạp hơn 30 thê thiếp, trong số đó, chỉ có 3 người được tấn phong quý phi.
Hoàng đế Ung Chính trong thời gian trị vì dành toàn bộ tâm sức cho chính sự.
Khán giả xem qua Chân Hoàn truyện chắc chắn không lạ lẫm với cái tên Tề phi, 2 người còn lại là Ninh phi và Khiêm phi. Từ khi nhập cung, Tề phi rất được Ung Chính cưng chiều, nàng không hung ác như trên truyền hình mà rất an phận bên cạnh Ung Chính. Tề phi còn hạ sinh được Hoàng tử Hoằng Lịch, do đó có địa vị cao nhất trong 3 quý phi.
Tuy nhiên, Hoàng tử Hoằng Thời sau này có nhiều hành vi phóng túng khiến Hoàng đế Ung Chính ghét bỏ. Hoằng Thời bị phế tông tịch, Tề phi là mẹ ruột cũng không tránh khỏi liên lụy.
So với Tề phi, Ninh phi lại càng thê thảm, tuy địa vị cao hơn những thị thiếp khác nhưng nàng chưa từng được Hoàng đế Ung Chính sủng ái. Những năm tháng sau này, do không hạ sinh được người kế thừa cho hoàng đế, nên không nhận được sự coi trọng trong hoàng cung.
Khiêm Phi là người trẻ nhất trong ba vị quý phi, vào cung khi mới 15 tuổi. Lúc đó Ung Chính đã 51 tuổi, tưởng rằng ông đã không còn nhiều hứng thú với hậu cung nhưng hóa ra lại rất đa tình.
Khiêm phi Lưu thị khi đó vào cung cùng nhiều cô gái khác trong đợt tuyển tú, đối với hoàng cung đại viện vô cùng mơ hồ, nhưng chính vẻ ngây thơ yêu kiều của một thiếu nữ đã giúp cô lọt vào con mắt của Hoàng đế Ung Chính.
Hoàng đế Ung Chính khi về già lại dành chọn tình cảm cho Khiêm phi Lưu thị.
Hoàng đế Ung Chính đối xử với Lưu thị rất tốt, không ngừng nâng cao địa vị của nàng và cuối cùng trở thành Quý nhân chỉ trong vòng 1 năm.
Những năm sau đó, Lưu thị và Ung Chính tình cảm rất tốt, những cấm địa mà hoàng đế ra lệnh không cho người khác vào đều được cô mở cửa. Có thể thấy vị trí của vị quý phi này trong lòng hoàng đế rất đặc biệt, khiến người ngoài nhìn vào đều phải kinh ngạc.
Lưu thị sau đó hạ sinh một người con trai đặt tên là Hoằng Chiêm, cũng là hoàng tử cuối cùng của Hoàng đế Ung Chính.
Dù đã lớn tuổi nhưng vẫn có thêm được hoàng tử, nên Hoàng đế Ung Chính vô cùng yêu quý người con này. Ngay ngày hôm sau , ông liền liền tấn phong Lưu thị lên Tần, hiệu Khiêm tần. Mặc dù "Tần" không bằng "Phi" nhưng hậu cung khi đó chưa một người phụ nữ nào được phong chức vị này. Do đó, địa vị của Khiêm tần tương đối cao.
Hoàng đế Càn Long sau khi đăng cơ hậu đãi rất tốt với mẹ con Khiêm phi khiến nhiều người bất ngờ.
Năm Ung Chính thứ 13 (năm 1735), Hoàng đế Ung Chính băng hà, Hoàng tứ tử Hoằng Lịch kế vị, xưng hiệu Càn Long. Nhiều người cho rằng Hoàng đế Càn Long sẽ gây khó khăn cho Hoằng Chiêm, nhưng trái lại, Càn Long đối xử với vị tiểu hoàng đệ của mình rất tốt.
Ngoài ra, Hoàng đế Càn Long cũng gia ân thứ mẫu Khiêm tần, ra chỉ dụ cho tấn phong Khiêm tần Lưu thị làm quý phi của tiên hoàng, hiệu Hoàng khảo Khiêm phi,
Năm Càn Long thứ 32 (năm 1767), Khiêm tần qua đời, thọ 54 tuổi. Hoàng đế Càn Long cho nghỉ triều 3 ngày, đồng thời cử hành lễ an táng kim quan của Khiêm phi vào Phi viên tẩm của Thanh Thái lăng.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giai-tri/ung-chinh-de-ca-doi-it-quan-tam-hau-cung-nhung...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn