Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 246 TCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia.
Để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính.
Và Tần Thủy Hoàng được nhắc đến là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử của quốc gia này.
Tần Thủy Hoàng là người thống nhất sáu nước kiến lập nên triều Tần, là đấng quân chủ sử dụng xưng hiệu "Hoàng đế" đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Hai công trình nổi bật nhất mà Tần Thủy Hoàng từng khởi công xây dựng là Vạn Lý Trường Thành và quần thể khu lăng mộ của chính ông với nhiều bí ẩn không thể giải thích nổi.
Câu chuyện về cuộc đời của Tần Thủy Hoàng sẽ mãi là một dấu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học hiện đại, bởi vì không còn bằng chứng hay vật chứng nào để đối chiếu về cuộc đời của ông.
Dù sao đi nữa thì vị vua này đã để lại cho nhân loại nhiều di tích đáng vĩ đại, trường tồn với thời gian và một trong số đó phải kể đến Vạn Lý Trường Thành và khu lăng mộ mà ai ai cũng biết đến.
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng được coi là vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất thiên hạ. Mặc dù tài giỏi, nhưng vị vua này khá tàn bạo.
Thông qua những tranh vẽ còn sót lại, những người tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra rằng Thủy Hoàng từ sau khi lên ngôi thường xuyên mặc long bào màu đen.
Đó là điều hoàn toàn đặc biệt, bởi từ xa xưa, màu vàng kim là đại diện cho hình ảnh vua chúa, là màu sắc "bất khả xâm phạm" không ai được phép mặc.
Khác với những vị vua khác, nguyên nhân nào đã khiến vị Hoàng đế ấy lại chọn màu đen làm màu chủ đạo cho long bào?
Ngũ hành?
Sau khi thống nhất lục quốc, rất có khả năng Tần Thủy Hoàng mặc áo bào màu đen là kết quả của quá trình tính toán dựa trên Ngũ hành âm dương vốn được xem trọng.
Theo học thuyết xưa, màu đen chính là tượng trưng cho "thủy đức", tức hành thủy trong Ngũ hành. Người cai trị nước Tần bấy giờ cho rằng mình mệnh thủy nên chuộng màu đen.
Tần Thủy Hoàng liền lấy màu sắc này để may long bào để thể hiện Thủy Hoàng lên ngôi là thuận theo ý trời.
Cách giải thích thứ hai cũng có liên quan tới Ngũ hành, tuy nhiên lại đề cập nhiều hơn tới sự nghiệp của Thủy Hoàng.
Năm xưa, Tần Thủy Hoàng từng thống nhất lục quốc chư hầu Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề. Trong mắt ông, 6 nước này giống như những ngọn lửa tản mác đang bùng cháy.
Theo quan niệm của thuật âm dương, Tần Thủy Hoàng ứng với thủy đức nên Tần quốc có thể ví như nước làm dập tắt những ngọn lửa tản mác kia.
Dĩ nhiên, màu đen trong thuyết cổ ứng với thủy nên vị vua tài danh này đã quyết chọn mặc long bào màu đen thay vì màu vàng.
Cũng theo một số giai thoại dân gian, Thủy Hoàng vốn mang họ Doanh. Tương truyền rằng tổ tiên của ông năm xưa từng có công giúp Đại Vũ trị thủy cho nên được Thuấn Đế ban họ này.
Trong triều đại của mình, vua Tần Thủy Hoàng đã chọn màu đen là quốc sắc của nhà Tần. Từ đó người nước Tần tôn sùng màu đen. Từ vua quan tới dân thường, thậm chí cả nô tài đều mặc trang phục màu đen. Ngay cả cách bài trí nơi thiết triều của nước Tần cũng không lộng lẫy nhiều màu như nhiều nước khác, mà lấy màu đen làm chủ đạo.
Không như các nước chư hầu khác, đồ hậu cần của nước Tần do triều đình cung cấp.
Cờ hiệu nước Tần đều thống nhất màu đen, vải lều quân đội, quan phục dưới thời Tần thường sử dụng màu đen "thủy đức".
Tương truyền rằng năm xưa Tần Thủy Hoàng từng hạ lệnh, nếu phát hiện người nào dám dùng loại cờ có màu sắc khác thì sẽ lập tức bị xử tử, kể cả đó có là họ hàng thân thích của Hoàng đế.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tai-sao-tan-thuy-hoang-la-vi-vua-duy-nhat-mac-ao-long-bao-de...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn