Mộc nhĩ là một trong những loại nấm ngon và hấp dẫn, dùng để làm nguyên liệu phụ cho nhiều món ăn. Mộc nhĩ thường được dùng để xào hoặc làm nhân cho các loại bánh, các món nem hoặc cho vào thịt đông, giò xào... Mộc nhĩ giòn giòn mùi thơm nhẹ đem lại cảm giác hấp dẫn khi thưởng thức.
Mộc nhĩ còn được mệnh danh là “thịt của người ăn chay” vì giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém gì các loại thịt, rất giàu protein, vitamin, khoáng chất,… đặc biệt là hàm lượng canxi, sắt, phốt pho cao hơn thịt. Vị mộc nhĩ mềm, giòn, dù là nguyên liệu phụ nấu ăn, làm món xào hay món canh, hương vị đều vô cùng ngon.
Để nấu được mộc nhĩ cần phải ngâm cho nó nở mềm rồi rửa sạch, sau đó chế biến nhưng khâu ngâm mộc nhĩ khá mất thời gian. Nhiều người chỉ cho trực tiếp mộc nhĩ vào nước lạnh để ngâm khiến thời gian làm nó mềm lên tới vài tiếng, rất lâu. Có người lại dùng nước sôi, thậm chí đun mộc nhĩ trong nước sôi, chỉ trong tầm 10 phút là nó nở mềm. Tuy nhiên điều này lại phá hủy hết chất dinh dưỡng có trong mộc nhĩ, ăn cũng không giòn. Một số còn ngâm mộc nhĩ qua đêm, để vài ngày mới nấu tuy nhiên mộc nhĩ ngâm lâu rất độc hại, ăn vào không tốt cho sức khỏe.
Do đó đầu bếp đã mách, khi ngâm mộc nhĩ, cần nhớ 3 kỹ năng dưới đây, nó sẽ nhanh nở nềm trong vài phút:
Bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị hộp bảo quản tươi sống, nếu không có thì dùng chai thủy tinh có nắp đậy hoặc hộp đựng cơm nhưng độ kín phải tốt.
Sau đó cho lượng mộc nhĩ vừa đủ vào, đừng cho quá nhiều, mộc nhĩ sau khi hút nước sẽ nở to hơn, nếu đầy quá sẽ không thể ngâm được nữa. Đổ lượng nước ấm vừa phải, xâm xấp mặt mộc nhĩ. Nước ấm chỉ khoảng 35 - 40 độ C, không phải nước lạnh hoặc nước sôi. Nhiệt độ nước cao sẽ khiến nấm bị dính, không mịn, không giòn và quan trọng nhất là sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.
Thực tế, xét về mức độ ngâm, nước lạnh là tốt nhất, nó có thể khiến mộc nhĩ nở to đạt gấp 3,5-4,5 lần thể tích ban đầu. Còn nước ấm, giúp mộc nhĩ có thể đạt thể tích gấp 2,5-3,5 lần, mùi vị cũng ngon hơn; nước sôi là kém nhất, vì vậy nếu bạn vừa muốn muốn tốc độ ngâm nhanh mà giữ được mùi vị của mộc nhĩ thì nên dùng nước ấm để ngâm mộc nhĩ.
Cho một thìa muối, một thìa baking soda vào, đậy nắp lại và đậy thật kín, nhấc lên và lắc liên tục trong 3 phút.
Đầu bếp lý giải, môi trường phát triển của mộc nhĩ tương đối ẩm ướt sẽ có ít nhiều vi khuẩn, vì thế muối có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, đồng thời có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình ngâm mộc nhĩ. Baking soda có tác dụng khử trùng, khử mùi hôi, có thể hút sạch bụi bẩn và tạp chất bám trên mộc nhĩ, giúp nó sạch và vệ sinh hơn.
Còn tại sao lại lắc? Lắc là "làm việc" trên các phân tử, tăng tốc độ di chuyển của các phân tử nước, có thể nhanh chóng thẩm thấu vào mộc nhĩ, để mộc nhĩ nhanh chóng hấp thụ nước, làm nó nở mềm trong 3 phút.
Sau khi lắc 3 phút thấy mộc nhĩ nở đầy hộp chứng tỏ nó đã ngấm đủ nước, đổ ra chậu rửa sạch rồi chế biến.
Nói chung, nếu không vội thì bạn nên ngâm với nước lạnh, hiệu quả ngâm là tốt nhất, ngâm trong vòng 4 tiếng. Nếu thời gian eo hẹp, hãy sử dụng phương pháp này và ghi nhớ 3 kỹ thuật là ngâm nước ấm có thêm muối và baking soda, đậy nắp và lắc để đảm bảo mộc nhĩ ngấm nhanh nước, cánh nở to và giòn.
Chúc các bạn thành công!
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ngam-moc-nhi-nho-3-ky-nang-nay-chi-3-phut-la-no-me...
Mẹo hay nhà bếp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn